Các công trình nghiên cứu liên quan đến kinh nghiệm, chính sách huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 27 - 30)

huy động vốn để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn

CIEM - Trung tâm Thông tin - Tư liệu quốc gia (2008), Chuyên đề nghiên cứu Phát triển KCHT để bảo đảm và thúc đẩy phát triển bền vững, Hà Nội [8].

Báo cáo phân tích thực trạng phát triển KCHT của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 và dựa trên những bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực như Hàn Quốc, Indonesia để gợi ý chính sách đối với Chính phủ Việt Nam nhằm phát triển kết cấu hậ tầng để đảm bảo và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Các giải pháp cụ thể như: Tập trung hình thành hệ thống giao thông dọc và ngang trong lãnh thổ cả nước, nối các vùng khó khăn với các vùng kinh tế trọng điểm và trung tâm đô thị lớn, phát triển hệ thống giao thông giao lưu quốc tế; Phát triển hệ thống

sản xuất và mạng cung cấp điện thống nhất; Phát triển mạng lưới bưu chính, viễn thông, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư phát triển KCHT.

Nguyễn Đức Tuyên (2009), “Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh - Kinh nghiệm và giải pháp” [70].

Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu làm rõ hiện trạng hạ tầng nông thôn và thủy lợi tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 1997 - 2007 ở một số lĩnh vực cụ thể như hệ thống giao thông, cung cấp điện, nước sạch nông thôn, chợ, giáo dục, y tế ở nông thôn. Phân tích nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách của Nhà nước tác động đến sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và ở tỉnh Bắc Ninh, tác giả luận án đã đưa ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh thời gian tới và một số kiến nghị nhằm tăng thêm tính khả thi của các giải pháp đó.

PGS, TS Phan Thị Bích Nguyệt (2013), “PPP - Lời giải cho bài toán vốn để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Tp Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển & Hội nhập số 10 (20) tháng 5-6 năm 2013 [43].

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục giữ vai trò quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh với dân số hơn 08 triệu người đang phải đối diện với những vấn đề của một đô thị lớn có dân số và phương tiện cơ giới gia tăng nhanh chóng nhưng tiến độ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông lại rất chậm. Trong nội đô thành phố, đường xá trở nên quá tải, thường xuyên ùn tắc. Hệ thống giao thông công cộng kém hiệu quả. Do đó, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh là rất cao, đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Từ thực trạng trên, tác giả phân tích tính hiệu quả của việc áp dụng vào mô hình PPP (Public Private Partnership) để giải quyết bài toán về vốn phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.

Dìu Đức Hà (2015), "Bài học từ huy động nguồn lực tài chính phát triển giao thông nông thôn ở một số nước" [25].

Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên để có

hệ thống giao thông nông thôn đồng bộ, hiện đại đòi hỏi một nguồn vốn tài chính rất lớn. Thiếu nguồn lực tài chính là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới việc giao thông nông thôn Việt Nam phát triển chậm. Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm huy động động nguồn lực tài chính cho phát triển giao thông nông thôn của một số quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippine có giá trị tham khảo hữu ích cho Việt Nam trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực triển khai chương trình xây dựng NTM.

TS Nguyễn Thị Mỹ Linh (2016), "Thấy gì từ kinh nghiệm huy động vốn phát triển cơ sở hạ tầng của một số nước" [34].

Tác giả đã nghiên cứu thực tiễn huy động vốn phát triển KCHT của Chile và Ấn Độ, bài viết rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất khuyến nghị về chính sách giúp Việt Nam tăng cường huy động các nguồn vốn vào phát triển KCHT như: sử dụng chỉ số lạm phát để hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư tài sản tài chính; cải cách hệ thống quỹ lương hưu tư nhân trở thành kênh huy động vốn trong nước hiệu quả, dài hạn; phát triển thị trường tài chính; hạn chế dòng vốn nước ngoài đầu cơ ngắn hạn, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn và tái đầu tư trong nước; thành lập tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, giúp các tổ chức đầu tư có thể lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp để đầu tư; thu hút vốn theo hình thức công - tư.

Vũ Đại Thắng (2019), Tham luận đề dẫn, Hội thảo chuyên đề “Quản trị, huy động vốn và phát triển cơ sở hạ tầng - Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị chính sách cho Việt Nam” [57].

Tham luận đã tóm tắt những thành tựu trong phát triển KCHT Việt Nam những qua, thể hiện ở việc hệ thống KCHT được quan tâm đầu tư, từng bước hoàn thiện theo hướng đồng bộ hiện đại và cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội. Để đạt được điều đó, bên cạnh việc ưu tiên sử dụng tối đa các nguồn vốn ngân sách nhà nước khả dụng, Chính phủ luôn quan tâm thúc đẩy việc thu hút nguồn vốn đầu tư tư nhân, đặc biệt thông qua mô hình hợp tác công tư - PPP. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao Quỹ tiền tệ quốc tế, các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, AFD, JBIC, JICA..., các tổ chức của Hàn Quốc, Nhật Bản…và các cơ quan

nghiên cứu như KDI-PIMAC, các tư vấn, chuyên gia quốc tế... đã, đang và tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc nghiên cứu, đánh giá cũng như việc hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư công và đầu tư theo hình thức PPP nhằm huy động các nguồn vốn mới cho KCHT.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 27 - 30)