Các nguồn vốn được huy động để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Bắc Ninh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 111 - 115)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

3.3.1.2.Các nguồn vốn được huy động để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn Bắc Ninh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng

thôn Bắc Ninh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng

* Số lượng nguồn vốn huy động để phát triển KCHT nông thôn ngày càng được nâng lên, đáp ứng cơ bản nhu cầu về KCHT nông thôn.

Tổng vốn huy động cho các công trình hạ tầng thiết yếu NTM tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2019 là 12.628,4 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn dành cho giao thông nông thôn là 2.992,9 tỷ đồng, chiếm 23,7%; nguồn vốn dành cho các công trình thủy nông, đê điều, kênh mương là 2.121,6 tỷ đồng, chiếm 16,8%; nguồn vốn dành cho các cơ sở vật chất giáo dục là 1.578,5 tỷ đồng, chiếm 12,5%; nguồn vốn dành cho nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn là 1.351,2 tỷ đồng, chiếm 10,7%; nguồn vốn dành cho đầu tư các nội dung khác như di dân, cung cấp cơ sở vật chất cho hạ tầng nông thôn,... là 3.321,3 tỷ đồng, chiếm 26,3% [Hình 3.6].

Đối với Chương trình xây dựng NTM, giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Ninh đã huy động từ NSNN là được 3.254 tỷ đồng, đầu tư phát triển KCHT (gồm ngân sách trung ương, thành phố, ngân sách huyện và ngân sách xã) đạt 3.171,5 tỷ đồng (chiếm 97,46%); hỗ trợ quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp đạt 82,5 tỷ (100% từ ngân sách địa phương). Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách là 754,5 tỷ đồng (chiếm 2,54%) [Bảng 3.10].

Bảng 3.10: Kết quả huy động nguồn lực thực hiện Chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung chỉ tiêu Giai đoạn Năm Năm 2017 Năm Năm Tổng

2011 - 2015 2016 2018 2019 TỔNG SỐ 4.008.532 1.818.296 1.808.256 2.789.222 2.204.102 12.628.408 Ngân sách TW 54.000 0 15.000 0 0 69.000 Ngân sách ĐP 2.959.365 1.459.100 1.461.592 2.433.464 1.855.090 10.168.611 - Tỉnh 2.619.038 1.297.140 1.287.663 2.165.783 1.641.755 9.011.379 - Huyện 150.000 67.119 76.003 102.205 90.899 486.226 - Xã 190.327 94.842 97.927 165.476 122.436 671.008 Vốn lồng ghép 171.422 4.000 2.000 4.000 4.000 185.422 Vốn tín dụng 333.423 267.670 290.785 317.294 320.000 1.529.172 Vốn doanh nghiệp 137.640 4.780 1.940 815 0 145.175 Cộng đồng dân cư 283.486 27.464 28.633 14.759 12 354.354 Nguồn: [75], [77].

Từ 2016 - 2019, Bắc Ninh đã huy động được 8.620 tỷ đồng cho xây dựng NTM. Cụ thể, huy động từ NSNN đạt 7.224 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn từ NSĐP đạt 99,79%, ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ 15 tỷ đồng (đạt 0,21%). Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách là 1.288 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất (92,8%) [Bảng 3.10].

*Chất lượng nguồn vốn được đảm bảo

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ báo cáo [75],[76].

Hình 3.6. Tổng vốn huy động cho các công trình hạ tầng nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2019

Nhờ có bệ đỡ là công nghiệp và đầu tư công nghệ cao nên Bắc Ninh được đánh giá là một trong những tỉnh dành sự đầu tư lớn cho xây dựng kết cấu hạ tầng NTM; đi liền với ban hành những chính sách thiết thực là quyết tâm thực hiện cao, hiệu quả. Giai đoạn 2010 - 2018, với việc xây dựng mô hình tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, Bắc Ninh đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, là một trong số ít địa phương có nguồn thu ngân sách lớn, có khả năng tự cân đối ngân sách thu, chi và điều tiết một phần về trung ương. Do vậy, tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong huy động nguồn lực ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn so với các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Nguồn vốn ngân sách huy động cho một số công trình hạ tầng nông thôn luôn cao hơn nhiều lần so với nguồn vốn ngoài ngân sách [Hình 3.6].

Tăng trưởng tín dụng cho phát triển KCHT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh mức khá cao, trên 15%/năm. Các tổ chức tín dụng chính thức đã biết khai thác tiềm lực trong dân cư, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giữ được uy tín với khách hàng, với thành viên, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, phục vụ tận tình chu đáo, đa dạng hoá các hình thức huy động, như trả lãi trước, trả lãi sau, huy động các kỳ hạn (1,2,3,5,6,9,12… tháng), không kỳ hạn, đổi mới phong cách giao dịch đảm bảo nhanh chóng, chính xác, bí mật số dư an toàn; nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng khiến cho hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức đã tạo niềm tin với khách hàng trên địa bàn, huy động được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và hạn chế tình trạng tín dụng đen, vay nặng lãi tại thôn quê. Chất lượng hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng chính thức trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ngày càng được nâng lên, thể hiện ở tỉ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ thấp. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank luôn ở mức dưới 3%, nợ xấu của NHCSXH chỉ đạt 2% trên tổng dư nợ cho vay phát triển KCHT nông thôn, đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tín dụng trong phát triển KCHT của các chủ đầu tư [77].

Vốn đầu tư của doanh nghiệp và nguồn vốn từ cộng đồng dân cư cho phát triển KCHT nông thôn đã thể hiện sự quan tâm của người dân, khu vực đầu tư tư nhân tới lĩnh vực KCHT, một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhưng ít khi thu hút nhà đầu tư tư nhân. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu được thực hiện

theo hình thức đầu tư theo dự án về giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hóa, doanh nghiệp thực hiện các dự án nước sạch, vệ sinh môi trường, hệ thống xử lý rác thải, nước thải từ sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề,...

Huy động vốn trong dân cư chủ yếu là ngày công và hiến đất xây dựng các công trình công cộng nông thôn, đường giao thông, dồn điền, đổi thửa, xây dựng cơ sở vật chất văn hóa. Uỷ ban mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân, Liên đoàn lao động, Tỉnh Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ tỉnh đã phát động nhiều phong trào thi đua, có ý nghĩa thiết thực nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu, tự nguyện tham gia, chung tay xây dựng NTM. Nhân dân đã tự nguyện hiến đất, tháo dỡ công trình của gia đình mình để nắn thẳng mở rộng đường thôn, đường xóm. Ở nhiều địa phương (điển hình như xã Song Hồ, Nghĩa Đạo - Thuận Thành, Phương Liễu (Quế Võ), xã Phù Khê - Từ Sơn,…), người dân đã tự nguyện chuyển đổi một số diện tích ruộng của gia đình cho tập thể xây dựng đường giao thông, nhà văn hóa thôn và sân vận động. Việc huy động kinh phí để thực hiện Chương trình xây dựng NTM tại các địa phương thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo, Ban chỉ đạo các xã không huy động mà do các thôn tự tổ chức hội nghị có đầy đủ các thành phần và người dân tham gia bàn bạc và thống nhất. Cùng với đó là các hoạt động duy tu, bảo dưỡng các công trình trên, tạo cảnh quang môi trường, giúp phục vụ tốt hơn đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

Với những kết quả như vậy, nông nghiệp Bắc Ninh đã có những bước chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn được tăng cường, nhất là thủy lợi, giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại. Điều kiện sống, cả vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao rõ rệt. Quan hệ sản xuất nông thôn bước đầu được đổi mới; đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần làm ổn định xã hội nông thôn. Công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh, phổ cập giáo dục, văn hoá, thông tin, thể thao được quan tâm và đẩy mạnh hơn. Hệ thống chính trị ở nông thôn do Đảng lãnh đạo được tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; vị thế giai cấp nông dân được nâng cao; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

được giữ vững. Mức độ hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM ở các địa phương đều được nâng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 111 - 115)