Một số loại ký hiệu và phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên

Một phần của tài liệu Giáo trình Logic chuyên ngành (Giáo trình dành cho sinh viên ngành Triết học) (Trang 48 - 49)

I. Ngôn ngữ logic vị từ

b) Một số loại ký hiệu và phạm trù ngữ nghĩa của ngôn ngữ tự nhiên

*) Tên gọi. Hằng đối tượng

Tên gọi là từ hay cụm từ dùng để chỉ, thay thế, đại diện cho một đối tượng hoặc tập hợp đối tượng nào đó trong giao tiếp ngôn ngữ.

Ví dụ, từ “sinh viên” trong giao tiếp ngôn ngữ dùng thay thế, đại diện cho tập hợp học sinh đại học và cao đẳng – “sinh viên” là tên của tập hợp đó. “Hồ Chí Minh” là tên của người sáng lập ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và tên này được dùng thay, dùng đại diện cho Người trong giao tiếp ngôn ngữ.

Tên có thể chia thành tên chung và tên riêng. Tên riêng là tên chỉ một đối tượng đơn lẻ nào đó, tên chung là tên chỉ một tập hợp đối tượng. Ví dụ, tên “Trường

Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh” là một tên riêng, còn tên “Học sinh đại học” lại là một tên chung.

Cũng có thể chia tên gọi thành tên đơn và tên phức (hay còn gọi là tên mô tả). Tên đơn là tên không được tạo thành từ những tên khác. Ví dụ, “Việt Nam”, “Sông Lam”, “học sinh”, … là những tên đơn. Tên phức, hay tên mô tả, là tên được tạo thành từ nhiều tên khác. Ví dụ, “con sông lớn nhất Việt Nam” là một tên phức, nó

Tên gọi là một ký hiệu, và cũng như mọi ký hiệu khác, tên gọi có hai đặc trưng quan trọng là nghĩa thực (denotation), hay còn gọi là sự biểu hiện1, và ngữ

nghĩa, hay còn gọi đơn giản là nghĩa.

Nghĩa thực của tên là đối tượng hay tập hợp đối tượng mà tên đó chỉ. “ Sự

biểu hiện của một từ ngữ là thuộc loại tất cả những sự vật có thật hay đang tồn tại mà từ ấy đã thích nghi một cách đúng đắn … Một từ ngữ không chỉ ra một cái gì có thật là mang sự biểu hiện số không …”2. Ví dụ, tên “Thành phố Hồ Chí Minh” có nghĩa thực, hay sự biểu hiện, là thành phố lớn nhất Việt Nam.

Tên có thể có hoặc không có nghĩa thực. Các tên “Số tự nhiên lớn nhất”, “Hình vuông tròn”3, “Vua hiện nay của nước Pháp”,… không chỉ bất cứ một đối tượng nào trên thực tế nên không có nghĩa thực. Còn các tên như “Mặt trời”, “Thái bình dương” chỉ những đối tượng tồn tại trên thực tế nên có nghĩa thực. Nhiều tên khác nhau có thể có cùng một nghĩa thực. Ví dụ, các tên “Sao Hôm” và “Sao Mai” cùng chỉ một hành tinh nên có cùng một nghĩa thực; các tên “Logic học” và “Môn khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy” chỉ cùng một bộ môn khoa học nên có cùng một nghĩa thực. Trong ngôn ngữ tự nhiên, vì tính đa nghĩa nên một tên có thể có nhiều nghĩa thực khác nhau. Ví dụ, tên “Vật chất” có nghĩa thực là thực tại khách quan được đưa lại cho con người trong cảm giác (nếu hiểu theo nghĩa triết học), lại cũng có nghĩa thực là các vật thể cụ thể (nếu hiểu theo nghĩa vật lý).

Ngữ nghĩa của tên là toàn bộ những thông tin có trong tên, nhờđó mà có thể

xác định được nghĩa thực của nó. Theo Frege thì nghĩa của tên là cái chứa đựng các phương thức hiện ra của đối tượng. Tên có thể không có nghĩa thực, nhưng bao giờ

cũng có ngữ nghĩa. Chúng ta thấy các câu chứa tên không có cái biểu hiện vẫn có ý nghĩa là bởi vì các tên đó vẫn có nghĩa. Hai tên có cùng cái biểu hiện có thể chứa những thông tin khác nhau và vì vậy có nghĩa khác nhau. Ví dụ, đối với một người không am tường địa lý thì các câu “SEA Games 19 được tổ chức tại Jakarta” và “SEA Games 22 được tổ chức tại Thủ đô nước Philippin” chứa những thông tin hoàn toàn khác nhau vì các tên “Manila” và “Thủ đô nước Philippin” chứa các thông tin khác nhau.

Các ngôn ngữ hình thức thường được xây dựng sao cho ngữ nghĩa của tên xác

định duy nhất nghĩa thực của tên, tuy nhiên điều ngược lại không bắt buộc phải có. Trong các ngôn ngữ hình thức, việc sử dụng tên phải tuân theo ba quy tắc sau

đây:

1 Xem, ví dụ, Hoàng Trinh Từ ký hiệu học đến thi pháp học, Đà Nẵng, 1997, trang 39-41. 39-41.

Một phần của tài liệu Giáo trình Logic chuyên ngành (Giáo trình dành cho sinh viên ngành Triết học) (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)