Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTGDTX tỉnh Đồng Nai 1 Hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 36 - 37)

Đối với Trung tâm cần hướng đến thực hiện tốt việc phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình liên kết đào

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại TTGDTX tỉnh Đồng Nai 1 Hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động liên kết đào tạo

3.2.1 Hoàn thiện các quy định về quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Ngoài những quy định về quản lý Nhà nước trong hoạt động liên kết giáo dục thì hình thức liên kết đào tạo thực chất là một hợp đồng liên kết “Hợp đồng liên kết

đào tạo là văn bản được ký kết giữa các bên liên kết nhằm xác định quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm mà các bên thỏa thuận trong quá trình liên kết đào tạo”. Mà đã là

hợp đồng thì phải có các điều khoản thực hiện được ký kết thông qua quá trình đàm phán, thương lượng. Chính vì vậy, trong phạm vi giữa hai bên liên kết việc quản lý hoạt động liên kết đào tạo cần phải thể hiện một cách rõ ràng tại giai đoạn đàm phán, thương lượng hợp đồng này bao gồm phần trách nhiệm của các bên tham gia liên kết thương lượng, các thông tin về hoạt động diễn ra trong suốt quá trình đào tạo và định phương thức, điều kiện thanh toán. Cụ thể các bên tham gia liên kết thống nhất mức thu lệ phí tuyển sinh, học phí và phí bảo hiểm (tự nguyện) theo quy định; chủ động thỏa thuận thực hiện liên kết đào tạo.

Với đơn vị chủ trì đào tạo cần chủ động xây dựng chương trình, cùng với Trung tâm phối hợp đào tạo chuẩn bị giáo giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, bố trí đội ngũ giảng viên và lựa chọn giảng viên của đơn vị phối hợp tham gia giảng dạy, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức tuyển sinh, ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học theo đúng quy định hiện hành.

Với Trung tâm cần phối hợp cùng cơ sở chủ trì đào tạo chuẩn bị giáo trình, tài liệu tham khảo, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành phục vụ các ngành liên kết đào tạo; đề xuất cơ sở chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động, nguồn nhân lực của địa phương; cử đại diện tham gia quản lý, hướng dẫn sinh viên thực tập, thảo luận, xêmina theo thỏa thuận.

Cần phải có thêm cách thức xử lý những sai phạm mà một trong hai bên không thực hiện đúng những cam kết trong quá trình thực hiện liên kết đào tạo, đây là điều mà các bên thực hiện liên kết trong thời gian qua không quan tâm hay là cố tình “lờ” không đưa vào các hợp đồng liên kết. Việc không có biện pháp xử lý các đơn vị vi phạm dẫn đến việc còn rất nhiều sai phạm trong khi thực hiện hợp đồng liên kết mà bên thiệt hại chính là học viên, trong khi đó việc này không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên nên không ai quan tâm và cũng chưa có các hình thức xử lý. Ví dụ như việc thầy đơn vị chủ trì đào tạo không cung cấp đủ tài liệu học tập, xây dựng chương trình học không sát với yêu cầu thực tế, đội ngũ giảng viên không đủ trình độ chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị học tập hạn chế; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng còn lộn xộn, không nghiêm túc, một số nơi còn xảy ra tình trạng tiêu cực trong việc ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện… tuy nhiên trong vấn đề này lại không thấy việc quản lý của các dịch vụ liên kết và cách thức xử lý đối với những sai phạm này.

Đề xuất của tác giả là hai bên phải thương thảo những điều khoản xử lý trong các vi phạm của cả hai bên. Thực hiện lập một quỹ chung theo tỷ lệ % của các khoản thu theo học phí đã được phân chia giữa hai bên. Tỷ lệ này có thể năm trong khoản 3% phân chia các khoản thu theo thỏa thuận của hai bên. Quỹ này sẽ được sử dụng vào xử lý các sai phạm của cả hai bên trong quá trình thực hiện các lớp liên kết đào tạo, việc sử dụng quỹ sẽ thông qua sự giám sát của các cán bộ quản lý của cả hai bên có trách nhiệm giám sát các hoạt động, thực thi trách nhiệm của đối tác liên kết. Tất nhiên trước khi thực hiện điều này các bên phải ưu tiên biện pháp thỏa thuận và hướng dẫn giải quyết cùng nhau. Quỹ sẽ được giải ngân cho bên nộp theo đúng tỷ lệ đóng góp sau khi trừ đi các khoản xử lý do sai phạm, khoản tiền xử lý sẽ xung quỹ của Trung tâm để khắc phục sai phạm, cũng cố hình ảnh của chương trình liên kết đào tạo.

Biện pháp này sẽ thúc đẩy việc các bên tôn trọng các thỏa thuận trong liên kết giữa hai bên, nhất là đơn vị chủ trì đào tạo vì mức đóng góp của các đơn vị này cao, sẽ tích cực mang lại lợi ích cho học viên. Đối với Trung tâm thì sẽ đảm bảo được việc đáp ứng các yêu cầu theo trách nhiệm của mình, bởi sẽ không lợi gì khỉ bị xử lý các sai phạm nếu có.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w