6 ĐH KINH TẾ-
2.4 Những hạn chế trong liên kết đào tạo của TTGDTX tỉnh Đồng Nai 1 Vấn đề pháp luật, cơ chế
2.4.1 Vấn đề pháp luật, cơ chế
Hình thức liên kết đào tạo là một trong những phương pháp tạo ra nhằm xây dựng một “xã hội học tập” là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện đổi mới tư duy về giáo dục theo tư tưởng “học tập thường xuyên, học tập suốt
đời”. Với hình thức này tạo điều kiện để các học viên có nhiều sự lựa chọn theo khả
năng của bản thân như học lực, tài chính, mục tiêu… để tham gia một khóa học nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng nhu cầu lao động tại cơ quan, công ty, doanh nghiệp trong hiện tại hoặc tương lai.
Vấn đề liên kết đào tạo giữa các trường đại học, cao đẳng, TCCN với TTGDTX cấp tỉnh đã có được nhiều văn bản pháp luật đề cập đến nhằm quản lý về tổ chức và hoạt động. Cụ thể như điều 46 Luật Giáo dục Việt Nam; Quyết định 01/2007/QĐ- BGDĐT do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành ngày 02/01/2007 về Ban hành quy chế
tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên; Quyết định số
42/2008/QĐBGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 28/7/2008 về việc
Ban hành quy định về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Trong phạm vi tỉnh Đồng Nai thì có Công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai
ban hành ngày 14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng theo hình thức giáo dục không chính quy; Công văn 5751/UBND-VX do
UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết
đào tạo trình độ TCCN, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh. Các văn bản pháp luật này cơ bản đã tạo ra cơ sở pháp lý để thực hiện liên kết đào tạo giữa các đơn vị chủ trì đào tạo và TTGDTX tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên theo các văn bản pháp luật trên thì việc các hình thức quản lý hoạt động liên kết đào tạo hầu hết đều thuộc quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị chủ trì đào tạo, hoàn toàn chủ động trong tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp. Còn TTGDTX tỉnh Đồng Nai chỉ được quyền “đề xuất” đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá người dạy và người học. Điều này hạn chế quyền hạn và nghĩa vụ của TTGDTX tỉnh Đồng Nai, có thể giảm tính chủ
động điều phối học tập của Trung tâm và Trung tâm phải chạy theo những thay đổi mà các đơn vị chủ trì đào tạo tạo ra nếu không có sự thống nhất cao giữa hai phía liên kết. Một vấn đề nữa là địa điểm đặt lớp, theo Quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT thì đối với các khoá liên kết đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, địa điểm đặt lớp phải là các trường, các Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Tuy nhiên, với địa bàn rộng lớn của tỉnh Đồng Nai mà hình thức đào tạo đa số là hệ VHVL nên độ phân tán học viên rất lớn, chính vì vậy để tập trung tất cả các học viên đến Trung tâm để thực hiện công tác học tập thường xuyên là điều khó khăn, gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Chính vì vậy thiết nghỉ cần có cơ chế phù hợp trong việc cho phép Trung tâm thực hiện việc đặt lớp tại các TTGDTX cấp huyện nhưng dưới sự giám sát của Trung tâm, việc này sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà lại rất thuận tiện cho học viên.