6 ĐH KINH TẾ-
2.3.5 Quản lý hoạt động học tập
Theo Điều 12 về trách nhiệm của các bên tham gia liên kết của quyết định số 42/2008/QĐBGDĐT thì trong vấn đề quản lý hoạt động học tập cũng như quản lý người học các bên có trách nhiệm cụ thể. Đơn vị chủ trì đào tạo chịu trách nhiệm quản
lý người học trong suốt quá trình đào tạo theo các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo quyền lợi học tập chính đáng cho người học;
Còn Trung tâm chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn
bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cơ sở thực hành cho hoạt động dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy và người học; Phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học…
Để thực hiện trách nhiệm của mình Trung tâm tiến hành phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về phòng học, máy móc, thiết bị, học liệu, cho hoạt động dạy học; bố trí ăn ở thuận tiện cho người dạy theo yêu cầu của đơn vị chủ trì đào tạo dựa vào thời khóa biểu mà hai bên đã lên kế hoạch đào tạo. Theo kế hoạch đào tạo thì thời khóa biểu dạy học sẽ phù hợp với loại hình đào tạo. Về thời gian học diễn ra vào buổi sáng từ 7 giờ 30 phút giờ đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều sẽ diễn ra lúc 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 phút, buổi tối từ 18 giờ 00 phút giờ đến 21 giờ 00 phút, chủ yếu học vào các buổi tối và ngày thứ Bảy, Chủ nhật; thời gian biểu này phù hợp với loại hình đào tạo vừa làm vừa học
Bảng 2.5: Thời gian giảng dạy tại các lớp liên kết
Lo i hìnhạ L ch h cị ọ
Chính
quy T th 2 ừ ứ đế ứn th 6 (h c gi hành chính, ch y u các l p ngân sách)ọ ờ ủ ế ớ
VHVL Bu i t i th 2,3,4,6 và ban ngày th 7, CN (thu n l i ngổ ố ứ ứ ậ ợ ườ đi i làm)
VB2 Bu i t i th 2,3,4,6 và ban ngày th 7, CN (thu n l i ngổ ố ứ ứ ậ ợ ườ đi i làm) (Nguồn: Phòng quản lý đào tạo)
Hiện nay hình thức dạy học sử dụng đối với đa số các lớp liên kết đào tạo tại Trung tâm được thực hiện bởi các đơn vị chủ trì đào tạo. Hình thức chủ yếu là cung cấp tài liệu, giảng bài và ghi chép. Trước hết theo lịch trình dạy học, giáo viên sẽ cung cấp cho học viên những tài liệu liên quan đến bài học, môn học dưới dạng bản in hoặc bài giảng điện tử được thiết kế bằng phần mềm word, excell, powerpoint hay các phần mềm chuyên dụng tùy vào môn học, để học viên chuẩn bị kiến thức trước khi giảng viên thực hiện bài giảng. Điều này sẽ phát huy khả năng học tập của học viên. Trong
quá trình giảng dạy giảng viên chủ động đưa những kiến thức mới bằng hình ảnh, âm thanh, video… (thông qua phần mềm) được trình chiếu tại lớp học. Học viên có thể tích cực hỏi những kiến thức thực tế liên quan đến bài học mà không có trong bài giảng để học viên hiểu hơn về nội dung môn học. Học viên có thể tiến hành ghi chép những kiến thức mới hoặc không ghi chép nếu đã có trong bài giảng, tài liệu được cung cấp trước đó.
Với phương pháp này giáo viên không còn là người đơn thuần truyền thụ kiến thức mà là người hướng dẫn, hỗ trợ và tư vấn cho sinh viên tìm chọn và xử lý thông tin. Giáo viên thực hiện nắm bắt nhu cầu của người học và tổ chức để họ quản lý được thời gian của mình, động viên các học viên tích cực tham gia vào quá trình nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và giúp đỡ họ phát triển các kỹ năng học tập độc lập như tự quyết định mục tiêu của bản thân, tự tìm kiếm và xử lý thông tin, tự đánh giá năng lực và chất lượng học tập của mình... sau khi kết thúc lớp học các học viên có thể tiếp tục phát triển học vấn của mình trong dài hạn và suốt đời. Điểm cơ bản và quan trọng của phương pháp dạy-học đang được áp dụng tại Trung tâm là phát huy tối đa khả năng tự học và tư duy độc lập của sinh viên. Tuy nhiên vẫn còn một số môn điển hình vẫn còn sử dụng hình thức dạy học truyền đạt – lĩnh hội.
Trong việc quản lý học viên Trung tâm tiến hành phối hợp theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo, nền nếp dạy-học đối với các lớp liên kết đặt tại Trung tâm và phản ảnh kịp thời với đơn vị chủ trì đào tạo những biểu hiện sai phạm để kịp thời chấn chỉnh. Trong quá trình thực hiện giảng dạy thì việc kiểm tra mức độ chuyên cần của học viên cũng được Trung tâm quan tâm. Tuy nhiên mức độ quan tâm với từng loại hình đào tạo có khác nhau. Với các lớp chính quy các học viên phải đảm bảo không vắng quá 10% số tiết, với các hệ VHVL và VB2 thì số lượng tiết học được vắng lên đến 20%. Nếu vượt quá số lượng tiết vắng này mà không có lý do chính đáng thì học viên có thể bị cấm thi môn đó và phải tiến hành học lại môn bị cấm thi với các khóa sau.
Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để thực hiện chế độ chính sách đối với người học như các lớp Nông học và Chăn nuôi của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM; Lớp Công tác Xã hội của Trường ĐH Lao động-Xã h i (CS2,ộ TP.HCM như thực hiện chế độ tiền ngân sách do Sở Nông nghiệp-PTNT và Lao động – TB và XH “đặt hàng”.
Việc quản lý sau tốt nghiệp cũng được quan tâm bằng cách lưu lại hồ sơ của học viên đồng thời tại các đơn vị chủ trì đào tạo và Trung tâm, hồ sơ sau khi tốt nghiệp hồ sơ được bảo quản và lưu giữ tại Trung tâm, gồm có: Các văn bản giao nhiệm vụ của cơ quan quản lý có liên quan đến liên kết đào tạo khoá học. Hồ sơ quản lý khóa đào tạo: Kế hoạch giảng dạy; Sổ lên lớp hàng ngày; Sổ đăng ký học sinh, sinh viên (tập lý lịch trích ngang có dán ảnh của học sinh, sinh viên). Các loại hồ sơ thi, kiểm tra học phần, tốt nghiệp. Điều này giúp học viên có thể tìm lại các thông tin học tập của mình khi cần hoặc cung cấp cho các cơ quan quản lý, doanh nghiệp khi phát sinh vấn đề cần đến.