Lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 38)

Đối với Trung tâm cần hướng đến thực hiện tốt việc phối hợp với đơn vị chủ trì đào tạo để chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình liên kết đào

3.2.2 Lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh

Hiện nay trên cả nước có đến gần 600 trường các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp trên cả nước, trong đó có đến gần 200 đại học, học viện, chính vì thế trong việc lựa chọn đối tác liên kết đào tạo của Trung tâm rất đa dạng. Với sự chú trọng nhất trong thực hiện liên kết đào tạo là các khóa VHVL nên nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong khâu quản lý liên kết đào tạo Trung tâm cần phải lựa chọn những đơn vị có uy tín, có kinh nghiệm trong việc thực hiện liên kết đào tạo ở các hệ VHVL, đào tạo từ xa, đây là những chương trình được quan tâm và thực hiện nhiều tại Trung tâm trong thời gian qua. Bởi các đơn vị chủ trì đào tạo là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong tổ chức quá trình đào tạo như tuyển sinh, thực hiện chương trình, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp vì vậy những trường có kinh nghiệm sẽ có được những giải pháp tốt thúc đẩy Trung tâm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác quản lý loại hình đạo tạo này.

Để thực việc chọn đối tác này Trung tâm cần tiến hành thực hiện đánh giá nhu cầu đào tạo của ngành, địa phương thông qua việc điều tra nhu cầu học tập dựa số liệu từ các nguồn chính thống như đã nói ở chương 2. Các nguồn chính trong tuyển dụng học viên của các lớp hệ VHVL hệ ĐH, CĐ là những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp chưa hoặc đang làm việc tại các tổ chức trong và ngoài nhà nước có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ học vấn, đây là đối tượng chính trong các lớp liên kết đào tạo mà hiện nay Trung tâm đang thực hiện. Đối với các hệ liên kết khác thì không giới hạn đối tượng tuyển sinh. Từ đây Trung tâm sẽ có được các dữ liệu cơ bản về ngành nghề đào tạo, số lượng học viên có nhu cầu theo từng ngành, những trường có thể cạnh tranh khi tuyển sinh trong vùng, và còn bao nhiêu học viên có thể sẽ tuyển sinh tại Trung tâm của mỗi ngành. Trong số các ngành có thể tuyển sinh, Trung tâm sẽ chọn ra những ngành mà mình có thế mạnh trong quản lý hoặc có nhu cầu mở rộng trong tương lai để tiến hành bước thống kê và thực hiện việc lựa chọn đơn vị chủ trì đào tạo tương ứng.

Điều tra nhu cầu học tập

Điều tra xu hướng và năng lực đào tạo liên kết của các trường

Hình 3.1: Các bước chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh

Từ những thông tin điều tra nhu cầu học tập trên Trung tâm sẽ tiến hành xác định mục tiêu, đối tượng các trường đại học, cao đẳng, TCCN đáp ứng được những nhu cầu đào tạo của các học viên trong vùng. Tiếp theo là liên hệ với Điều tra xu hướng và năng lực đào tạo liên kết của các trường, những yếu tố cần quan tâm của đối tác liên kết là các trường được phép mở ngành đào tạo đối với ngành dự định liên kết bằng văn bản, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt chỉ tiêu đào tạo; đảm bảo yêu cầu về đội ngũ giảng viên (giáo viên), cán bộ quản lý, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy theo quy định, phù hợp với mục tiêu đào tạo của khóa học. Và một điều quan trọng là các đơn vị này có kinh nghiệm trong việc thực hiện liên kết đào tạo. Những trường này phải thuộc các trường trực thuộc BGDĐT và có uy tín trong ngành giáo dục dựa trên các tiêu chí chất lượng đào tạo là chính. Trung tâm luôn xem việc lựa chọn đối tác liên kết là điều quan trong hàng đầu vì đã có đợt tuyển sinh, sau khi xem thông báo trường đào tạo và cấp bằng, người có nhu cầu học đã không nộp hồ sơ tuyển sinh.

Từ việc xác định được việc chọn đơn vị liên kết uy tín tiếp theo Trung tâm sẽ gửi đề xuất liên kết đào tạo đến các trường mục tiêu kèm theo bản năng lực của Trung tâm, bảng kết luận điều tra về nhu cầu học tập của Trung tâm... để phục vụ trong quá trình xin phép liên kết đào tạo. Khi các đơn vị chủ trì đào tạo đồng ý thực hiện liên kết thì hai bên tiến hành thương thảo các điều khoản hợp đồng và thực hiện liên kết trong đào tạo ngành nghề đã định.

Thông qua quá trình lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh Trung tâm có thể dự đoán được kết quả chính xác nhu cầu đào tạo của xã hội tại địa phương theo từng ngành nghề, hệ đào tạo, số lượng học viên có thể tham gia các khóa liên kết tại Trung tâm. Với một đơn vị chủ trì đào tạo có uy tín thì số lượng học viên tham gia sẽ chiếm tỷ lệ cao trong bảng điều tra dự trù mà Trung tâm đã thực hiện. Vậy nếu thực hiện việc lựa chọn đơn vị liên kết và đối tượng tuyển sinh tốt thì Trung tâm có thể đảm bảo được số lượng học viên đăng ký nộp hồ sơ với các lớp tuyển sinh mới, đảm bảo được nguồn thu từ học phí có thể đủ cho các chi phí hoạt động đào tạo, đảm bảo được chất lượng đầu ra cho học viên, bằng cấp học viên có giá trị và được nhiều cơ quan tổ chức tuyển dụng. Từ đó thu hút các học viên mới có nhu cầu đến với các lớp liên kết của Trung tâm.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w