Quản lý về nội dung đào tạo

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 28)

6 ĐH KINH TẾ-

2.3.3 Quản lý về nội dung đào tạo

Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo là thực hiện chủ trương đào tạo theo

chỗ cho địa phương. Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục. Chính vì thế các nội dung và chương trình dạy học từ khâu tuyển sinh đến soạn

thảo nội dung đào tạo đều hướng đến việc cung cấp cho học viên những kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, kỹ năng thực hành, đào tạo học viên thành những lao động có trình độ học vấn cao, có tay nghề chuyên môn cao đáp ứng những yêu cầu về nguồn nhân lực của thời đại mới, thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Các ngành tuyển sinh liên kết đào tạo đều xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội thông qua việc điều tra mà Trung tâm đã tiến hành.

Ngoài ra các ngành kỹ thuật như nông học, chăn nuôi, thú y, dược và khai thác mỏ được xác định là những ngành không thể thiếu trong sự ổn định của nền kinh tế hiện đại. Các ngành kỹ thuật là cơ sở để các ngành kinh tế phát triển, các ngành kinh tế tạo tiền đề và là chỗ dựa để các ngành kinh tế đứng vững trong các cuộc cạnh tranh mạnh mẽ của thời đại toàn cầu hóa.

Chính vì xác định được nội dung, nhu cầu đào tạo của xã hội Trung tâm đã biết cân đối các ngành đào tạo để cung cấp lao động có tri thức về cả lĩnh vực kỹ thuật lẫn tư duy kinh tế.

Chính vì thế tiếng nói của Trung tâm thường ít giá trị trong tổ chức quá trình đào tạo, dễ gây ra sự bất đồng trong việc tổ chức quá trình đào tạo, bị động cho Trung tâm trong các vấn đề lớn như sắp xếp đội ngũ giảng viên thực hiện giảng dạy, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị cần thiết trong quá trình giảng dạy… gây ảnh hưởng đến chất lượng các buổi học. Sự tham dự của Trung tâm chỉ ở mức nhận xét, đánh giá người

dạy nên không có chế tài để xử lý khi người dạy. Đây là một hạn chế bất cập trong

công tác quản lý nội dung đào tạo và nhân lực đào tạo hiện nay.

Tuy nhiên với quyền hạn và trách nhiệm của Trung tâm trong công tác quản lý về nội dung đào tạo Trung tâm đã tích cực đề xuất đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động tại địa phương như đưa các bài giảng có nội dung thực tế và cập nhật tình hình kinh tế, điều kiện tự nhiên xã hội cũng như những chính sách liên quan đến nghề nghiệp của học viên vào chương trình giảng dạy; ưu tiên thực hành thay cho học lý thuyết với tỷ lệ lớn hơn 30% thời lượng cho các trình độ đại học, và đối với trình độ TCCN thì thời lượng thực hành chiếm tỷ lệ 55 – 75% thời lượng còn lại là thời lượng dạy lý thuyết. Bên cạnh đó Trung tâm còn cử đại diện tham gia quản lý, nhận xét, đánh giá người dạy theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo để có được kết quả tốt nhất cho người học.

Một phần của tài liệu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Quản lý hoạt động liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w