6 ĐH KINH TẾ-
2.3.2 Quản lý về công tác tuyển sinh
Theo quy định thì trước khi thực hiện việc ký kết hợp đồng và xin phép liên kết đào tạo thì Trung tâm phải thực hiện việc xác định được nhu cầu đào tạo về số lượng,
ngành nghề và trình độ đào tạo thông qua việc chủ động điều tra nhu cầu về nguồn nhân lực của thị trường lao động, nhu cầu được đào tạo của người học. Từ đó
cung cấp cho đơn vị chủ trì đào tạo thực hiện hồ sơ pháp lý trong xin cấp phép liên kết đào tạo. Và cuối cùng là thực hiện tuyển sinh.
Điều tra nhu cầu người học
Hồ sơ pháp lý
Hình 2.2: Quy trình tuyển sinh tại TTGDTX tỉnh Đồng Nai
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Trong quy trình này thì bước Điều tra nhu cầu người học là bước quyết định trong toàn bộ quy trình này, và đơn vị thực hiện là TTGDTX tỉnh Đồng Nai. Các nguồn điều tra mà Trung tâm thực hiện là thường là tìm hiểu các trường ĐH có thông báo chiêu sinh trong khu vực, các số liệu từ các Sở, ban ngành trong tỉnh về số lượng và chất lượng của học sinh các hệ THCS, THPT ở cả hệ công lập và ngoài công lập. Đặc biệt các lớp ngân sách do tỉnh cấp, quan hệ với Sở Nội vụ, vì ở đây có nhiều nguồn được đào tạo từ ngân sách. Theo đó hàng năm có tới hàng nghìn học sinh có khả năng tham gia các khóa đào tạo liên kết do do Trung tâm phối hợp tổ chức, với nhiều ngành khác nhau.
Tuy nhiên, theo công văn 146/UBT do UBND tỉnh Đồng Nai ban hành ngày 14/01/2002 về việc Quản lý thống nhất các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hình
thức giáo dục không chính quy và công văn 5751/UBND-VX do UBND tỉnh Đồng Nai
ban hành ngày 23/8/2011 về việc Chấn chỉnh công tác liên kết đào tạo trình độ TCCN,
cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh thì trên địa bàn thường xuyên xảy ra tình trạng
không tuân thủ các quy định của BGDĐT trong công tác tuyển sinh. Trong hai văn bản này đã quy định Giao Sở Giáo dục - Đào tạo làm đầu mối quản lý tất cả các hoạt
động đào tạo theo hình thức giáo dục không chính quy và Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý hoạt động liên kết đào tạo. Ở đây cho thấy
sự không thống nhất trong việc quản lý khâu tuyển sinh. Điều này dẫn đến việc không hợp nhất được đầu mối quản lý nên việc tranh giành tuyển sinh gây ra bất ổn cho người học, trực tiếp tạo khó khăn cho Trung tâm trong việc tuyển sinh. Thời gian qua đã có một số ngành học trong một thời điểm có đến 4 trường thông báo chiêu sinh, gây ra mỗi nơi chỉ được vài chục người ghi danh và rồi 4 trường đều không mở lớp được vì nếu mở, thu (học phí) sẽ không bù nỗi chi phí khi không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Hiện tượng này tác động tiêu cực rất lớn đến các học viên ghi danh vì họ mất đi thời gian và cơ hội để thực hiện việc học tập tại các trường khác, gây thắc mắc trong nhân dân.
Vì vậy để đảm bảo được số lượng học viên tham gia mở lớp thì công tác tuyển sinh cần được thực hiện một cách đồng bộ và có quy hoạch. Bên cạnh việc tích cực điều tra số lượng thí sinh có khả năng tham gia tuyển sinh từ các nguồn mở thì cần có sự điều phối chặc chẽ từ hai công văn này thì việc mở lớp ở 1 trường là chắc chắn vì SGDĐT có thể thống kê chính xác số lượng thí sinh trong từng ngành để hướng các Trung tâm đến hoạch định việc tuyển sinh.
Trung tâm đã chủ động đẩy mạnh công tác quảng bá các chương trình liên kết đào tạo bằng cách thông báo công khai và đầy đủ các thông tin về kỳ tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng về số lượng, đối tượng, vùng tuyển, hình thức, lệ phí, địa điểm, lịch và những thông tin có liên quan như ngành nghề, thời gian, hình thức, học phí, tiền mua tài liệu và các phí …