Điều kiện thực hiện các giải pháp

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 110 - 116)

IV Nguồn VLĐ thường xuyên ()

3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp

1 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp

Về khai thác thủy sản, khó khắn lớn nhất chính là vấn đề gỡ “thẻ vàng”, nhưng trong 3 năm qua, mặc dù đã có sự nỗ lực rất lớn, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những vẫn còn đó những khó khăn nhất định khi Việt Nam vãn chưa lấy lại được “thẻ xanh”, việc xuất khẩu thủy sản vẫn chưa được hanh thông. Ngành thủy hải sản có sự tham gia rất nhiều doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ, nhỏ đang bị vướng vào “thẻ vàng” IUU cho mục tiêu tăng trưởng.

Điều cần quan tâm hiện nay chính là vẫn đế hậu cần nghề cá, hạ tầng nghề cá cần được đồng bộ và hiện đại hơn; bởi, hiện hầu hết các cảng cá, cơ sở hậu cần còn manh mún, yếu kém. Hi vọng Chính phủ có cam kết lỗ trình rõ ràng để lấy lại “thẻ xanh”, đặc biệt trước cơ hội tận dùng EVFTA. Cùng đó là tập trung, quan tâm nhiều hơn cơ sở hạ tầng sau đánh bắt. Muốn phát triển bền vững nghề cá chắc chắn phải có hệ thống báo cáo, minh bạch thông tin.

những chính sách quản lý kiểm soát vĩ mô hiệu quả, tạo ra được môi trường kinh doanh minh bạch, khuyến khích đầu tư phù hợp thì trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhưng ngược lại nếu Nhà nước ra những chính sách pháp chế, quy định gò bó, không hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ khó có thể phát triển được.

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế vĩ mô, tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, hiệu quả vì vậy để đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung và đối với ngành thương mại thủy hải sản nói riêng – là một trong những ngành có mức tăng trưởng GDP cao, góp phần quan trọng vào tăng trưởng tổng GDP chung cả nước thì Nhà nước cần::

- Có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lơi để các doanh nghiệp phát triển, từ việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi bao gồm xây dựng và ban hành các luật về doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong cung cấp thông tin, hỗ trợ công nghệ, và đào tạo nguồn nhân lực quản lý cho doanh nghiệp.

- Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định và đảm bảo cho việc huy động vốn có hiệu quả: Nhà nước cần thông qua các chính sách, công cụ khác nhau nhằm tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư và huy động vốn. Điều này thể hiện ở các điểm:

+ Định hướng phát triển thị trường bằng cách đưa ra kế hoạch và chính sách phát triển dài hạn cho thị trường vốn, có biện pháp hiện đại hóa hệ thống tài chính.

+ Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát, ban hành các chính sách kiềm chế giá cả leo thang.

+ Nhà nước nên xây dựng các chỉ tiêu trung bình chuẩn cho từng ngành. Từ đó, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động cần thiết trong kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao.

Hàng năm, trên cơ sở số liệu thực hiện của năm trước, cùng với kết quả kiểm tra, phân tích, dự đoán thị trường, phòng kế toán tổng hợp cùng các phòng ban khác xây dựng kế hoạch luân chuyển vốn. Dựa trên kế hoạch này để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho kinh doanh, từ đó lập kế hoạch vốn, đề ra định mức hợp lý cho tăng khâu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty cần phải dự tính nhu cầu vốn lưu động trong kỳ một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược kinh doanh từng thời kỳ. Nếu công ty dự tính nhu cầu quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng phải ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu, gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu dự tính quá cao thì sẽ làm ứ đọng nguyên liệu, vốn luân chuyển chậm và phát sinh các chi phí không cần thiết. Vì vậy, công ty cần phải có những điều chỉnh đúng đắn khi thực tế khác quá xa kế hoạch và gây ảnh hưởng xấu kế hoạch là căn cứ để đánh giá mức độ đạt được trong việc phát triển vốn và hiệu quả sử dụng vốn.

Trên cơ sở nhu cầu vốn lưu động dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hợp lý sao cho chi phí bỏ ra là nhỏ nhất nhưng lại đạt hiệu quả cao nhất.

Hàng tồn kho dự trữ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Lượng hàng dự trữ tồn kho hợp lý sẽ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra một cách bình thường, liên tục. Công ty sẽ không bị gián đoạn sản xuất, không bị

Trong năm 2019, mặc dù đã thu được một số khoản nợ đọng song VLĐ của công ty còn bị chiếm dụng khá lớn, hàng hóa tồn kho còn nhiều. Điều đó cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ còn cần phải chặt chẽ hơn nữa. Công ty chưa đề ra các biện pháp khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán ngay từ đầu hoặc thanh toán nhanh hơn.

Trong chương 3 của luận văn, em đã nêu ra sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị vốn lưu động , đồng thời đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao quản trị vốn lưu động của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức. Cụ thể gồm các vấn đề:

Một là: Đánh giá thực trạng quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức.

Hai là: Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị vốn lưu động cho công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức.

Cuối cùng là:Những giải pháp nêu ra nhằm nâng cao chất lượng quản trị vốn lưu động cho công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức.

KẾT LUẬN

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tạo ra sự cạnh tranh và luôn đứng vững trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải quan tâm đúng mức tới việc quản lý và sử dụng vốn lưu động nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là hoạt động không hiệu quả nếu vốn lưu động bị lãng phí, ứ đọng trong quá trình sử dụng. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý và điều hành vốn của mình một cách có hiệu quả nhất.

Qua phân tích tình hình thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức, em đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả vốn lưu động tại công ty. Tuy nhiên, do trình độ lý luận và thời gian thực tập tại công ty có hạn nên bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế, em rất mong nhận được sử đánh giá, góp ý của các thầy cô giáo và các cô chú cùng toàn thể các anh, chị trong công ty để em có thể hoàn thiện bài viết này.

Một lần nữa em xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thu cùng các anh chị công ty Công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức

đã giúp em hoàn thành bài Khoá luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 110 - 116)