Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 43 - 49)

Trong quá trình tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, ta có thể chia ra thành hai nhóm nhân tố sau:

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố xuất phát từ bản thân doanh nghiệp do đó doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự khắc phục các nhân tố tiêu cực đồng thời phát huy những nhân tố tích cực để hiệu quả công tác quản trị và sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Thông thường nhân tố chủ quan gồm các nhân tố sau:

+ Trình độ và năng lực của nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là nhân tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ và năng lực quản trị vốn được biểu hiện xuyên suốt trong tổng thể quá trình hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh, xác định nhu cầu vốn cho đến việc bố trí cơ cấu vốn, sử dụng cơ cấu vốn hợp lý đúng mục đích. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất kinh doanh cũng là một quá trình diễn ra một cách thường xuyên liên tục, do đó trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nếu việc sử dụng vốn kém hiệu quả ở một khâu sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất và điều này hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp. Trình độ

quản lý chuyên nghiệp với tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, linh hoạt, có sự phối hợp nhịp nhàng sẽ giúp cho công tác quản trị và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao, ngược lại năng lực quản trị yếu kém hoặc bị buông lỏng sẽ không những hạn chế tính hiệu quả mà còn gây suy giảm khả năng bảo toàn phát triển vốn của doanh nghiệp.

+ Hiệu quả huy động vốn

Để hình thành nên tài sản (hình thái biểu hiện của vốn) thì doanh nghiệp cần ứng ra lượng vốn đầu tư ban đầu, được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cả hai nguồn vốn này đều có chi phí sử dụng vốn, vì vậy nó tạo ra áp lực đòi hỏi nhà quản trị phải có những quyết định chiến lược trong việc phân bổ và sử dụng sao cho có hiệu quả để có nguồn bù đắp cho phần chi phí đó. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần có sự tính toán cụ thể, chi tiết nhu cầu về vốn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để lượng vốn được huy động cân đối với nhu cầu sản xuất kinh doanh, qua đó sẽ góp phần hỗ trợ công tác quản trị được triển khai thuận lợi và hạn chế tối đa tình trạng dư thừa hay thiếu hụt vốn dẫn đến sản xuất bị ngưng trệ.

+ Ngành nghề kinh doanh

Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật ngành nghề kinh doanh là đặc trưng quan trọng có ý nghĩa chi phối đặc biệt đối với định hướng chiến lược hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư hình thành tài sản ở các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau là khác nhau. Chính vì vậy, để công tác quản trị vốn lưu động phát huy hiệu quả, nhà quản trị cần có sự nghiên cứu cụ thể, kĩ lưỡng đặc thù và tính chất chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp mình nói riêng cũng như toàn ngành nói chung để có thểhoạch định và thực hiện những chính sách và giải pháp quản trị phù hợp.

Chiến lược hoạt động định hình các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn và mục tiêu tổng thể trong dài hạn của doanh nghiệp nên có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. Do đó, để có thể có được những biện pháp quản trị vốn phù hợp và hiệu quả thì nhà quản trị cần bám sát những chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Trình độ lao động

Quyết định quản trị phụ thuộc rất lớn vào trình độ của nhà quản lý.Tuy nhiên những quyết định này lại được cụ thể hóa thông qua công nhân viên trong doanh nghiệp - những người trực tiếp sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận.Vì vậy, ngay cả khi quyết định quản trị đúng đắn nhưng người trực tiếp cụ thể hóa quyết định đó không có đủ năng lực và trình độ để lĩnh hội và thực hiện thì đồng vốn vẫn không tạo ra được hiệu quả cao. Do đó, tất cả các doanh nghiệp đều muốn mình có được đội ngũ quản lý giỏi, nhân công lành nghề phục vụ hết mình vì công ty.

+ Uy tín của doanh nghiệp

Các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, các đối tác có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn, nhịp độ sản xuất, khả năng cung ứng và tiêu thụ sản phẩm.Công ty tạo được uy tín cao chắc chắn sẽ duy trì và phát triển quan hệ với nhiều đối tác, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản trị vốn, đồng vốn sẽ có cơ hội tạo ra hiệu quả cao hơn những doanh nghiệp có uy tín thấp trên thị trường.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

+ Sự ổn định của nền kinh tế

Nền kinh tế ở tình trạng tăng trưởng nóng lạm phát cao hay suy thoái mạnh và thất nghiệp nhiều đều có ảnh hưởng sâu sắc và rõ rệt đến sức khỏe của doanh nghiệp và nhu cầu cũng như hiệu quả sử dụng vốn - dòng máu của

doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi qua từng thời kỳ. Chẳng hạn như khi tỷ lệ lạm phát tăng làm cho giá cả các mặt hàng không ngừng tăng lên từ đó làm suy giảm sức mua của đồng tiền từ cả cầu tiêu dùng và cầu đầu tư. Với một khối lượng vốn có được như trước khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát sẽ không còn đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh ở quy mô tương ứng và do đó bắt buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động với nhu cầu vốn ở mức thấp hơn.

+ Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật như các văn bản luật, các Thông tư, Nghị định và định hướng chính sách kinh tế vĩ mô, Nhà nước thiết lập môi trường kinh doanh và hình thành khung hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời định hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo kế hoạch toàn thể về kinh tế vĩ mô ở từng giai đoạn cụ thể. Các chính sách này phát huy hiệu lực ở mỗi thời kỳ nhất định, thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện theo điều kiện tình hình thực tế có thể tác động khuyến khích hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Với tư cách là một pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế quốc dân chịu sự điều chỉnh của luật pháp, doanh nghiệp phải luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước.

+ Sự cạnh tranh của thị trường

Cạnh tranh là một yếu tố khách quan của nền kinh tế trị trường và có ảnh hưởng nhiều mặt đối với doanh nghiệp một mặt nó tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp tích cực áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến để cải tiến quy trình sản xuất nhằm gia tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường nhưng ngược lại có thể khiến doanh nghiệp trở nên tụt hậu, kinh

doanh thua lỗ thậm chí có thể phá sản khi thị phần và thị trường bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lĩnh và khai thác. Trong bối cảnh mà sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng trở nên sâu sắc và toàn diện thì áp lực cạnh tranh mà mỗi doanh nghiệp phải đối diện còn lớn hơn rất nhiều khi không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp trong nước mà còn mở rộng ra những doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực tài chính và trình độ quản lý vượt trội. Điều này đòi hỏi công tác quản trị vốn trong mỗi doanh nghiệp rất cần phải quan tâm, chú trọng để gia tăng khả năng sinh lời vì nếu công tác quản trị yếu kém tất nhiên kéo theo hệ quả công ty làm ăn thua lỗ, không tạo ra được lợi nhuận dẫn đến nguy cơ giải thể phá sản.

+ Lãi suất tiền vay

Khi sử dụng nguồn lực tài chính từ các chủ thể trong nền kinh tế thì tất yếu doanh nghiệp sẽ phải chi trả lợi tức cho những chủ thể này dưới dạng chi phí lãi vay được xác định trên cơ sở lãi suất tiền vay. Chính vì vậy, mức lãi suất tiền vay có ảnh hưởng đặc biệt đến công tác quản trị vốn của doanh nghiệp bởi nó đòi hỏi đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả mà cụ thể là đối với nguồn vốn vay tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, thì khả năng sinh lời phải lớn hơn lãi suất tiền vay thì doanh nghiệp mới có nguồn để chi trả, lãi suất vàng cao thì áp lực quản trị đồng vốn càng tăng và ngược lại.

+ Các nhân tố khác

Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp thường phải đối mặt với những rủi ro không thể tránh khỏi từ tự nhiên như thiên tai, hoả hoạn hoặc trong kinh doanh như sự biến động về giá cả, sự lệch lạc về tương quan quan hệ cung cầu trên thị trường,…Đây được xem là nhân tố bất khả kháng mà doanh nghiệp phải chấp nhận nếu xảy ra và nó có ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản trị và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w