Khái quát tình hình tài chính chủ yếu của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 54 - 59)

2.1.3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

a. Về thuận lợi

- Công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức chuyên sản xuất và chế biến các loại thực phẩm thủy sản truyền thống như nước mắm, nước tương, đồ hộp và các thực phẩm sống cho thị trường trong nước và sắp tới mở rộng quy mô thị trường Trung Quốc.

- Đầu tư mua lại dây chuyền sản xuất của Nhật Bản phục vụ cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

b. Về khó khăn

- Vì là ngành sản xuất nước mắm truyền thống nên sử dụng nhiều lao động bằng tay và đang còn hạn chế sử dụng máy móc.

- Năng suất lao động chưa cao gây lãng phí trong sản xuất.

- Cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành trong khu vực vẫn còn tiếp tục gay gắt.

- Ô nhiễm môi trường chăn nuôi gây dịch bệnh, nhiễm thuốc kháng sinh, cá chế biến làm ảnh hưởng sản xuất và gây mất sự tin tưởng của khách hàng về hoạt động chế biến thực phẩm thủy sản Việt Nam.

- Rủi ro dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

2.1.3.2. Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn

Tổng tài sản của công ty cuối năm 2020 là 81,104 triệu đồng tăng lên 897 triệu đồng so với cuối năm 2019, tương ứng với tốc độ tăng 1.12%, cho thấy quy mô của công ty đã phát triển mặc dù con số khá khiêm tốn, công ty mở rộng sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của công ty được mở rộng. Cơ cấu tài sản biến động theo hướng chú trọng hơn vào TSNH vì tỷ trọng TSNH cuối năm 2020 tăng lên 3.3% so với cuối năm 2019, tỷ trọng của TSNH vẫn chiếm phần lớn trong tổng tài sản tài sản (cuối năm 2019 là 53.94%, cuối năm 2020 là 55.10%).

Nguồn vốn của công ty cuối năm 2020 là 81,104 triệu đồng so với cuối năm 2019 là 80,207 triệu đồng (tăng 897 triệu đồng tương ứng với 1.12%), đây là cơ sở tài trợ để công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. NPT tăng, VCSH tăng cho

thấy công ty đang chiếm dụng vốn và để lại phần lợi nhuận cho việc tái đầu tư. Công ty chưa thực sự quan tâm đến chính sách huy động nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài, chưa sử dụng vốn tối ưu để có thể lợi dụng lợi ích từ đòn bẩy tài chính khuếch đại ROE. Hơn nữa, tỷ trọng VCSH trong tổng nguồn vốn cao (trung bình 87%) cao hơn tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn, điều này cho thấy khả năng từ chủ về tài chính cũng rất cao.

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng A. TÀI SẢN 81,104,360,200 100.00% 80,206,922,653 100.00% 897,437,547 1.12% 0.00% 1. Tài sản ngắn hạn 44,685,896,177 55.10% 43,259,796,024 53.94% 1,426,100,153 3.30% 1.16% 2. Tài sản dài hạn 36,418,464,023 44.90% 36,947,126,629 46.06% (528,662,606) - 1.43% -1.16% B. NGUỒN VỐN 81,104,360,200 100.00% 80,206,922,653 100.00% 897,437,547 1.12% 0.00% 1. Nợ phải trả 9,894,621,16 0 12.20% 9,687,671,42 0 12.08% 206,949,740 2.14% 0.12% 2. Vốn chủ sở hữu 71,209,739,040 87.80% 70,519,251,233 87.92% 690,487,807 0.98% -0.12%

Biểu đồ 2: Biểu đồi thể hiện nguồn vốn của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức giai đoạn 2018-2020.

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w