IV Nguồn VLĐ thường xuyên ()
6. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn
2.2.6. Thực trạng về quản trị hàng tồn kho
Các nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho của công ty:
- Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua , chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá trị HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia truyền theo tháng.
- HTK được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Công ty không có hàng tồn kho cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán.
Bảng 2.13. Cơ cấu HTK của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức năm 2019, 2020. Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) - Nguyên liệu, vật liệu 371,521,379 10.70% 297,907,831 8.67% 73,613,548 24.71% - Công cụ, dụng cụ 426,118,109 12.27% 577,534,940 16.82% (151,416,831) -26.22% - Chi phí 2,674,544,156 77.03% 2,029,451,170 59.09% 645,092,986 31.79%
dở dang - Hàng gửi
đi bán - 0.00% 529,714,980 15.42% (529,714,980) -100.00%
Tổng cộng 3,472,183,644 3,434,608,921 37,574,723 1.09%
Biểu đồ 7. Cơ cấu hàng tồn kho của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức cuối năm 2019 và 2020 (ĐVT: %)
Qua bảng 2.13, nhận thấy HTK của công ty thời điểm cuối năm 2020 là 3,472 triệu đồng, tăng 37 triệu đồng so với thời điểm cuối năm 2019, tỷ lệ tăng 1.09%. Trong giai đoạn này hàng tồn kho của công ty không có nhiều biến động. Hàng tồn kho của công ty gồm 4 thành phần: Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ dụng cụ Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và Hàng gửi đi bán. Vì hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản nên việc dự trữ hàng tồn kho của công ty luôn ở mức thấp hơn
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao nhất, trong năm 2020 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đạt 2,675 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77.03%, tăng lên so với cuối năm 2019 là 645 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 31.79%. Công cụ dụng cụ và nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng thấp hơn nhưng về cơ bản theo chính sách của công ty không có nhiều biến động. Điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu hàng tồn kho của công ty.
Ngoài ra trong năm 2020 công ty cũng không lựa chọn việc gửi hàng đi bán mà tập trung bán hàng trực tiếp tại các chi nhánh phân phối của mình. Điều này là phù hợp với chính sách và tình hình hoạt động kinh doanh hiện thời của công ty.
Để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức ta đi phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua bảng 2.14.
Bảng 2.14: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản trị vốn tồn kho của công ty TNHH Thực phẩm Thủy sản Minh Đức năm 2019, 2020.
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Giá vốn hàng bán VNĐ 23,527,484,406 21,882,216,41 6 1,645,267,99 0 7.52% 2. Hàng tồn kho bình quân VNĐ 3,453,396,283 3,915,880,408 -462,484,126 -11.81% 3. Vòng quay hàng tồn kho = (1)/(2) Vòng 6.81 5.59 1.22 21.92% 4. Kỳ luân chuyển hàng Ngày 52.84 64.42 -11.58 -17.98%
độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên là do trị giá HTK bình quân giảm đi và giá vốn hàng bán tăng lên. Đây là dầu hiệu tốt trong hoạt động sử dụng và quản lý HTK của công ty, công ty tiết kiệm được một lượng vốn HTK, mặc dù vậy chi phí giá vốn tăng lên cũng báo hiệu doanh nghiệp cần cải thiện hoạt động kiểm soát chi phí hiệu quả hơn.
Trị giá HTK bình quân năm 2020 là 3,453 triệu đồng, giảm đi 462 triệu đồng tương ứng giảm 11.81% so với năm 2019.
Giá vốn hàng bán năm 2020 là 23,527 triệu đồng, tăng lên so với năm 2019 là 1,645 triệu đồng với tốc độ tăng 7.52%. Giá vốn hàng bán tăng lên do giá mua nguyên vật liệu tăng lên, ngoài ra giá vốn hàng bán tăng lên do sự gia tăng hoạt động sản xuất kinh doanh kéo theo sự gia tăng chi phí nhân công, chi phí khấu hao, chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Việc tăng tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho đã khiến một phần vốn bị ứ đọng được giảm bớt trong khâu tồn kho, làm tăng hiệu quả kinh doanh và giảm bớt chi phí cho việc sử dụng vốn. Công ty cần phát huy hơn nữa để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị HTK doanh nghiệp cần ra soát, theo dõi một cách chi tiết lượng hàng tồn trong kho tránh để ứ đọng vốn nhiều giúp giảm gánh nặng cho chi phí lưu kho, chi phí bảo quản kho, đồng thời có thể tăng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cơ cấu vốn tồn kho dự trữ hợp lý với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Các số liệu phân tích đều chỉ ra dầu hiệu tích cực trong tốc độ luân chuyển hàng tồn kho với số vòng luân chuyển tăng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm. Với số lượng như vậy, có thể đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, quản trị hàng tồn kho cũng đã có