Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn lưu động của DN.

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 36 - 43)

1.2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

* Tình hình xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động: Tình hình xác định nhu cầu vốn lưu động:

Doanh nghiệp cần xác định mức chênh lệch giữa nhu cầu vốn lưu động dự báo và nhu cầu vốn lưu động thực tế theo cả chênh lệch tuyệt đối và tương đối, nếu chênh lệch nhiều chứng tỏ phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty đang áp dụng có vấn đề, cần sử dụng phương pháp khác phù hợp hơn hoặc công tác nghiên cứu thị trường, dự báo doanh thu của doanh nghiệp chưa tốt.

Cách xác định nhu cầu vốn lưu động dự báo, có 2 phương pháp trực tiếp và gián tiếp đã được trình bày ở mục 1.2.2.1 (Xác định nhu cầu VLĐ và tổ chức nguồn vốn lưu động)

+ Nếu nhu cầu VLĐ dự báo lớn hơn nhiều so với nhu cầu VLĐ thực tế: Công tác dự báo nhu cầu VLĐ của công ty chưa tốt dẫn đến dư thừa một lượng VLĐ, làm gia tăng chi phí sử dụng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

+ Nếu nhu cầu VLĐ dự báo xấp xỉ nhu cầu VLĐ thực tế: Công tác dự báo nhu cầu VLĐ của công ty tương đối tốt, vừa đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh liên tục vừa tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

+ Nếu nhu cầu VLĐ dự báo bé hơn nhiều nhu cầu VLĐ thực tế: Công tác dự báo nhu cầu VLĐ của công ty chưa tốt, gây thiếu hụt một lượng VLĐ, làm cho công ty phải huy động thêm nguồn vốn tài trợ cho chênh lệch này, làm gia tăng chi phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Tình hình tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động

Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô và tình hình tài chính thì mỗi doanh nghiệp có một chính sách tài trợ vốn khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản nếu xét đến mức độ ổn định của quá trình sản xuất kinh doanh và độ an toàn trong thanh toán thì phải đáp ứng được những đòi hỏi của nguyên tắc cân bằng tài chính: “Tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi một phần của nguồn vốn dài hạn và chỉ một phần của tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn”.

Nguyên tắc này có được đảm bảo hay không thì được thể hiện qua chỉ tiêu NWC:

NWC = Tài sản ngắn hạn - Nợ phải trả ngắn hạn

Hoặc: NWC = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp và thường được kết hợp với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán để phân tích, đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.

+ NWC > 0: Nguyên tắc cân bằng tài chính được đảm bảo, tạo sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh

+ NWC < 0: Không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng, là dấu hiệu việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.

+ NWC = 0: Không đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.

Với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ vốn lưu động cũng khác nhau. Tuy nhiên qua xem xét mối quan hệ trên cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ TSLĐ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ vốn lưu động thích hợp cho doanh nghiệp, chủ động trong công tác tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động.

1.2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh tình hình phân bổ vốn lưu động

Kết cấu vốn lưu động thể hiện tỷ trọng từng bộ phận và mối quan hệ giữa chúng trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Kết cấu vốn lưu động thì luôn biến động theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do đó việc phân tích kết cấu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động.

Vốn lưu động thì bao gồm các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Do đó, để xem xét kết cấu VLĐ ta đi tính toán tỷ trọng từng bộ phận vốn :

Kết cấu VLĐ theo hình thái và tính thanh khoản:

1.2.3.3. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị vốn bằng tiền.

Để đánh giá tình hình quản trị vốn bằng tiền, người ta xem xét các chỉ tiêu thanh toán của doanh nghiệp.Nhóm hệ số này cho biết khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ. Bao gồm:

*Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.Thông thường nếu hệ số này thấp sẽ thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ.Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ số này cao chưa chắc đã phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp là tốt.

* Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Đây là chỉ tiêu mà chủ nợ quan tâm để đánh giá tại thời điểm phân tích doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngay các khản nợ ngắn hạn hay không mà không phụ thuộc vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hóa… chủ nợ

thấy yên tâm hơn nếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh và đảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn.

*Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh khả năng thanh toán nhanh nhất của doanh nghiệp, gần như tức thời.Trong đó, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển.Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn.

*Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) sinh ra trong kỳ có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ.Nếu chỉ tiêu này lớn chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh và ngược lại.

1.2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị nợ phải thu *Số vòng quay nợ phải thu

Doanh thu b¸n hµng Sè vßng quay nî ph¶i thu =

Kho¶nph¶i thu b×nh qu©n

 Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng tốt.

*Số ngày 1 vòng quay nợ phải thu

 Cho biết số ngày cần thiết để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ. Chỉ tiêu này càng nhỏ, tốc độ thu hồi công nợ phải thu càng nhanh

1.2.3.5. Chỉ tiêu phản ánh tình hình quản trị hàng tồn kho *Số vòng quay hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng phản ánh một đồng vốn tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ và được xác định bằng công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. Thông thường nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp cho thấy doanh nghiệp có thể dự trữ hàng tồn kho quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm và ngược lại.

*Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho, được xác định bằng công thức:

Hệ số này cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho chậm, khả năng sinh lời giảm, rủi ro về tài chính của doanh nghiệp tăng và ngược lại.

1.2.3.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động phản ánh trình độ tổ chức quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phản ánh ở kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện ở hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

+Số vòng quay vốn lưu động

 Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay VLĐ trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ VLĐ luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

+Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện 1 lần luân chuyển.

 Cho biết kỳ luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh.

 Mức tiết kiệm vốn lưu động

Mức tiết kiệm vốn lưu động phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được do tăng tốc độ lưu chuyển vốn lưu động.

Mức tiết kiệm VLĐ = Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ KH x Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyền VLĐ Trong đó: Mức luân chuyển vốn bình quân 1 ngày kỳ kế hoạch Số ngày rút ngắn kỳ luân chuyển VLĐ Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ kế hoạch Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ báo cáo  Hàm lượng vốn lưu động

Chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ, nó phản ánh để thực hiện một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần bỏ ra bao nhiêu đồng VLĐ. Hàm lượng VLĐ càng thấp thì hiệu suất sử dụng VLĐ càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế ở trong kỳ. Công thức:

Chỉ tiêu này là thước đo đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao.

Một phần của tài liệu 230 QUẢN TRỊ vốn lưu ĐỘNG CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM THÚY sản MINH đức (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w