Đối xử bình đẳng với cổ đông

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Đối xử bình đẳng với cổ đông

Theo OECD, “Khuôn khổ QTCT cần đảm bảo sự đối xử bình đẳng đối với mọi cổ đông, trong đó có cổ đông thiểu số và cổ đông nước ngoài. Mọi cổ đông phải có quyền

khiếu nại hiệu quả khi quyền của họ bị vi phạm” [10, tr20]. Cụ thể:

* Tất cả các cổ đông cùng loại phải được đối xử bình đẳng với nhau. * Cần ngăn cấm giao dịch nội gián và lạm dụng mua bán tư lợi cá nhân. * Thành viên HĐQT và cán bộ quản lý cấp cao của công ty phải công khai cho HĐQT biết họ có các khoản lợi ích đáng kể nào trong bất kỳ một giao dịch hay vấn đề gì ảnh hưởng trực tiếp tới công ty hay không, cho dù là trực tiếp, gián tiếp hay thay mặt cho bên thứ ba [10, tr20].

Như trên đã nói, trong công ty cổ phần, mỗi cổ phần tương ứng với một tỷ lệ sở hữu nhất định đối với công ty, do đó, các cổ đông có số vốn lớn, sở hữu khối lượng cổ phần lớn, lẽ dỹ nhiên sẽ nắm quyền tác động lớn tới công ty, và họ có thể, vì lợi ích nhóm hoặc lợi ích cá nhân của mình, đưa ra các quyết định bất lợi cho các cổ đông nhỏ khác trong công ty. Ngoài ra, các cổ đông ở nước ngoài, do những hạn chế về khoảng cách địa lý và sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa pháp lý, cũng chịu không ít thiệt thòi trong việc thực hiện quyền sở hữu của mình. Đây là những đối tượng cần được bảo vệ, theo OECD. Để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông thiểu số, OECD khuyến nghị, ngoài việc đảm bảo thông tin minh bạch, cần phải nhấn mạnh tới trách nhiệm trung thành của thành viên HĐQT đối với công ty và tất cả cổ đông, đồng thời phải xây dựng các cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại thuận lợi, hiệu quả; bên cạnh đó, một số quốc gia còn có các quy định dành những ưu tiên nhất định cho nhóm cổ đông này như: quyền ưu tiên mua trước cổ phiếu, quy định biểu quyết đa số tuyệt đối với một số quyết định nhất định của cổ đông và khả năng sử dụng bầu dồn phiếu để bầu thành viên HĐQT [10, tr44]. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài, OECD khuyến nghị khuôn khổ QTCT cần phải quy định rõ ai có quyền kiểm soát biểu quyết từ nước ngoài và lúc nào cần đơn giản hóa chuỗi lưu ký. Ngoài ra, thời gian thông báo họp phải thực sự đảm bảo cho phép nhà đầu tư nước ngoài thực sự có thời gian và điều kiện thực

hiện quyền của họ như nhà đầu tư trong nước; có thể ứng dụng các công nghệ hiện đại trong việc hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài thực hiện quyền sở hữu của mình [10, tr46].

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)