Cơ chế bảo vệ quyền của các bên có quyền lợi liên quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 69 - 73)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Cơ chế bảo vệ quyền của các bên có quyền lợi liên quan

* Về việc tôn trọng quyền của bên có quyền lợi liên quan [10, tr21]:

Luật Doanh nghiệp cũng như Luật Chứng khoán hiện nay chưa có một văn bản riêng, điều khoản riêng quy định về vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty, tuy nhiên nội dung này đã được thể hiện rải rác trong các quy định pháp luật chuyên ngành như luật lao động, luật kinh doanh, luật thương mại hay luật phá sản.

Ví dụ, Nghị định 87/2007/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn quy định người quản lý công ty có trách nhiệm công khai cho người lao động được biết các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan đến người lao động; nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội; các nội quy, quy chế, quy định của công ty; công khai việc trích

lập và sử dụng các quỹ trong công ty liên quan đến người lao động; công khai tình hình tài chính hàng năm của công ty về các nội dung liên quan đến người lao động và điều lệ công ty. Nghị định này cũng quy định quyền của người lao động được tham gia ý kiến, quyết định và giám sát thực hiện đối với một số vấn đề nhất định có liên quan đến người lao động (chương III, IV, V).

Hay trong Luật Phá sản, vai trò của các chủ nợ đối với công ty cũng được thể hiện thông qua việc tham gia Hội nghị chủ nợ, vai trò của Hội nghị chủ nợ trong việc phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản của các doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Người tiêu dùng và cộng đồng cũng được bảo vệ theo các quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng và Luật Bảo vệ môi trường.

Về nguyên tắc, như quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 121/2012/TT-BTC thì công ty niêm yết có trách nhiệm phải tuân thủ các quy định nói trên.

* Việc khiếu nại của bên có quyền lợi liên quan khi quyền lợi đó bị vi phạm [10, tr21].

Pháp luật về lao động, môi trường, phá sản đều trao cho các đối tượng chịu sự ảnh hưởng từ hoạt động của công ty được khiếu nại, khởi kiện khi quyền lợi của họ bị vi phạm. Cụ thể:

- Đối với người lao động: Theo quy định tại khoản 1 Điều 157 Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007), tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động. Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động được quy định, áp dụng tuỳ loại tranh chấp (tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích) và tuỳ tính chất đặc biệt của từng trường hợp xảy ra tranh chấp. Hiện nay, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động ở nước ta được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:

+ Bộ luật Lao động (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, năm 2006 và năm 2007);

+ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004;

+ Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006;

+ Nghị định số 122/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 quy định danh mục doanh nghiệp không được đình công và giải quyết yêu cầu của tập thể lao động ở doanh nghiệp không được đình công;

+ Nghị định số 11/2008/NĐ-CP ngày 30/01/2008 quy định về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp cuộc đình công bất hợp pháp gây thiệt hại cho người sử dụng lao động;

+ Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30/01/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 176 của Bộ luật Lao động về việc hoãn hoặc ngừng cuộc đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động;

+ Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và Hoà giải viên lao động;

+ Thông tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH ngày 23/10/2007 hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.

Với rất nhiều văn bản nói trên, cho thấy vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp lao động đã được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, theo đánh giá của người viết, với người lao động- vốn là những người thường có sự hiểu biết hạn chế về pháp luật, việc tìm và hiểu được các quy định này (chưa kể các quy định về nội dung) thực sự là một trở ngại lớn. Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật cũng chứa đựng nhiều nội dung chưa thật sự phù hợp như: Phương thức trọng tài được sử dụng nhưng không đúng bản chất của nó (bắt buộc về mặt thủ tục nhưng trọng tài lại không được ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các bên và quyết định giải quyết tranh chấp hoặc nếu được ra quyết định giải quyết tranh chấp đối với tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp bị cấm đình công thì quyết định này cũng không có giá trị ràng buộc đối với các bên); việc không sử dụng trọng tài vụ việc – cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động giải quyết tranh chấp; hay nhiều quy định về thẩm quyền và quy trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể không thống nhất giữa Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi

hành. Chẳng hạn, Bộ luật Lao động không quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động cấp tỉnh, tổ chức của người sử dụng lao động ở cấp tỉnh tham gia giải quyết tranh chấp lao động tập thể, nhưng khi hướng dẫn thi hành, Chính phủ lại quy định thêm thẩm quyền của các chủ thể này trong việc giải quyết hiện tượng ngừng việc tạm thời của người lao động và trong việc giải quyết yêu cầu của tập thể lao động khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định hoãn hoặc ngừng cuộc đình công của họ; Quy trình giải quyết việc ngừng việc tạm thời của người lao động và quy trình giải quyết yêu cầu của tập thể lao động trong trường hợp hoãn hoặc ngừng đình công (mà thực chất là việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể) lại được quy định khác so với quy định trong Bộ luật Lao động.

- Đối với người tiêu dùng: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 quy định các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án. Luật đã có quy định rất tiến bộ, đặc biệt phương thức giải quyết tranh chấp tại tòa án giúp cho những tranh chấp nhỏ, đơn giản được giải quyết nhanh chóng, thuận tiện cho người tiêu dùng. Theo đó, tòa án áp dụng thủ tục rút gọn trong trường hợp vụ án dân sự đơn giản, cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện; vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng; Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng. Ngoài ra, phương thức thương lượng cũng là một điểm hoàn toàn mới so với Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trước kia. Theo đó, người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ để thương lượng khi cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Luật cũng đưa ra quy định miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi và miễn tạm ứng án phí cho người tiêu dùng khi tiến hành khởi kiện các tổ chức cá nhân vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Đối với các chủ nợ: Luật Phá sản có nhiều quy định để các chủ nợ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình như: quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối

với doanh nghiệp, hợp tác xã khi phát hiện doanh nghiệp, hợp tác xã đó lâm vào tình trạng phá sản; hay quyền khiếu nại khi Tòa án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và quyền khiếu nại quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản.

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)