Hệ thống cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 98 - 102)

6. Kết cấu của luận văn

2.6.2. Hệ thống cơ quan quản lý

Hiện nay, hệ thống cơ quan quản lý có liên quan đến công ty niêm yết bao gồm:

* Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN): là cơ quan thuộc Bộ Tài chính,

thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. UBCKNN là cơ quan có trách nhiệm chính trong quản trị công ty của công ty niêm yết; dù không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật song cơ quan này chính là đơn vị chủ trì xây dựng các quy định về quản trị công ty hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, UBCKNN không được thay mặt cho các nhà đầu tư thực hiện khởi kiện dân sự ra tòa án, và cũng không được thực hiện chức năng truy tố (có thể tham gia công tác điều tra). Bên cạnh đó, với tư cách là một đơn vị thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ được ban hành dưới dạng văn bản hướng dẫn, các hướng dẫn này cũng phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính; ngân sách hoạt động của UBCKNN cũng phải được sự phê duyệt của Bộ Tài chính (70% từ các khoản thu phí và tiền phạt; 30% từ ngân sách). Sự phụ thuộc này của UBCKNN đối với Bộ Tài chính trái ngược với tiêu chuẩn quốc tế, kêu gọi sự độc lập cho các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán.

* Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV): Các tổ chức tín dụng được thành lập

và hoạt động dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. SBV không chỉ ban hành các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán buộc các tổ chức tín dụng phải tuân thủ mà còn đưa ra các quy định quan trọng về quản trị ngân hàng trong Luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Cơ quan giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước (BSA) thực hiện việc bảo đảm an toàn trong hệ thống ngân hàng, bao gồm cả việc giám sát sự tuân thủ các yêu cầu trong quản trị doanh nghiệp. Các ngân hàng thực hiện niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán sẽ phải đồng thời tuân thủ các quy định của pháp

luật chứng khoán, thị trường chứng khoán và các quy định dành riêng cho việc quản trị công ty tại các tổ chức tín dụng.

* Sở Kế hoạch và Đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh/thành phố là cơ

quan đăng ký kinh doanh, thực hiện việc cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp được thành lập trên địa bàn do Sở đó quản lý. Khi đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải nộp đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trong đó có Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp; danh sách cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, các Sở Kế hoạch và Đầu tư còn có quyền yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về tình hình kinh doanh, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện các chế độ báo cáo. Sở phải chịu trách nhiệm kiểm tra tính chính xác, hợp lệ của các tài liệu đăng ký kinh doanh cũng như chất lượng của các báo cáo; tuy nhiên, trên thực tế, công việc này còn được thực hiện một cách hình thức, không thực sự nghiêm túc, do đó hiệu quả chưa cao.

* Hệ thống tòa án: Bên cạnh việc thực hiện các hoạt động đầu tư, tham gia thị

trường nhằm thu lời, trong nhiều trường hợp, nhà đầu tư còn phải sử dụng đến các công cụ tài phán nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, do đó, có thể nói, các tòa án cũng là một cơ quan nhà nước có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của quản trị công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên một thực tế là các thẩm phán ở Việt Nam chủ yếu được đào tạo trong các trường chuyên về pháp lý, họ là những chuyên gia về luật pháp nhưng lại thiếu kiến thức thực tế về thị trường chứng khoán do đó các phán quyết đưa ra đôi lúc còn chưa thỏa đáng.

* Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK): Việt Nam hiện nay có 2 Sở GDCK gồm: SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và SGDCK Hà Nội (HNX). Các SGDCK có chức năng tổ chức hoạt động niêm yết; là đơn vị tuyến đầu trong việc giám sát sự chấp hành các quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán của các thành viên giao dịch, tổ chức niêm yết và các nhà đầu tư tham gia thị trường theo sự phân công của UBCKNN. Với các công cụ tổ chức, giám sát thị trường; các quy định của pháp luật về quản trị công ty và công bố thông tin (các doanh nghiệp niêm yết có trách nhiệm đồng thời gửi báo cáo tình hình quản trị công ty cho UBCKNN và

SGDCK định kỳ 6 tháng và năm) cùng đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, các SGDCK đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động quản trị công ty tại các doanh nghiệp niêm yết thông qua việc kiểm tra, giám sát và tổ chức các chương trình tuyên truyền, đào tạo về các thông lệ quản trị công ty trên thế giới; thậm chí SGDCKHN còn tổ chức các đoàn cán bộ đến tiếp xúc và trực tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về quản trị công ty. Có thể nói, cùng với UBCKNN, các SGDCK đóng vai trò vô cùng quan trọng, là những đơn vị tuyến đầu trong việc xây dựng khuôn khổ quản trị công ty tại Việt Nam.

* Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam: Được tách ra từ một bộ phận của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mục tiêu tách riêng hoạt động niêm yết, giao dịch và đăng ký, lưu ký, thanh toán; Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2006. Với chức năng tổ chức và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, VSD không thực sự có vai trò lớn trong việc thực hiện quản trị công ty, tuy nhiên với hệ thống đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán của mình, VSD có thể hỗ trợ các SGDCK và UBCKNN trong việc tiếp cận các tài khoản nhằm làm rõ các dấu hiệu giao dịch bất thường, đảm bảo thị trường hoạt động minh bạch và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.

Kết luận Chƣơng 2

Trong Chương 2, Luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng pháp luật về QTCT của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu với các nguyên tắc của OECD cũng như

mức độ thực thi các quy định này trên thực tế. Từ đó, người viết rút ra một số kết luận như sau:

- Các quy định pháp luật của Việt Nam về QTCT về cơ bản đã thể hiện được khá đầy đủ các lĩnh vực thuộc nguyên tắc QTCT của OECD;

- Tuy nhiên, các quy định này vẫn chưa thật sự chặt chẽ; còn nằm rải rác tại nhiều văn bản khác nhau, và có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định có liên quan.

- Quản trị công ty ở Việt Nam nói chung, tại các công ty niêm yết nói riêng chỉ mới bước những bước đi sơ khai của quá trình đó. Các chuyển biến về quản trị công ty ở nước ta trong thời gian gần đây chủ yếu nhờ tăng cường các quy định pháp quy tốt, tức là theo hướng tiếp cận từ trên xuống, và việc thực hiện quản trị tại mỗi doanh nghiệp do đó cũng chủ yếu mang tính đối phó, tuân thủ nhiều hơn là tự nguyện cam kết. Đó cũng là nguyên nhân lý giải cho hiện tượng các vấn đề chưa được quy định trong luật như vai trò của bên có quyền lợi liên quan thường chưa được các công ty quan tâm thực hiện. Hiện nay, khung thể chế về quản trị công ty hiệu quả cơ bản đã được ban hành; các cơ quan quản lý trong những năm qua đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc ban hành các văn bản phù hợp để tăng cường quản trị công ty, đặt ra những thách thức mới cho các công ty có chất lượng quản trị công ty kém.

CHƢƠNG 3 – CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các năm 2012 và 2013 số doanh nghiệp Việt Năm phá sản liên tục ở mức cao (khoảng 61.000 doanh nghiệp/năm). Hàng loạt thương hiệu mất đi, rất nhiều công ty bị thâu tóm, làm cho nền kinh tế vốn khó khăn lại càng phức tạp hơn. Với áp lực cạnh tranh toàn cầu và phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt đang dần mất đi vị thế ngay trên sân chơi của mình là thị trường trong nước. Thực tế ấy đòi hỏi mỗi doanh nghiệp nói chung, công ty niêm yết nói riêng phải tìm cách nâng cao năng suất lao động, hiệu quả quản lý thông qua việc phân bổ các nguồn lực tốt hơn, cải thiện tính minh bạch và vai trò của bộ máy quản lý, điều hành. Mặt khác các nhà đầu tư nước ngoài- những người có kinh nghiệm và hiểu biết về hoạt động của thị trường và doanh nghiệp- ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các chuẩn mực quản trị công ty và viêc tuân thủ các chuẩn mực này tại các thị trường cũng như các doanh nghiệp trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, quản trị công ty hiệu quả đang được đặt lên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng của quản trị công ty, ngoài những nỗ lực từ phía doanh nghiệp, với đặc thù mang nặng tính tuân thủ nhiều hơn là tự giác của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì điều cần thiết là phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan và các biện pháp thực thi. Dựa trên những phân tích tại Chương 1 và Chương 2, phần tiếp theo của Luận văn đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản trị công ty tại Việt Nam, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý và tổ chức thực hiện.

3.

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)