6. Kết cấu của luận văn
2.1.7. Về cơ chế trao đổi thông tin giữa các cổ đông
Hiện nay pháp luật về doanh nghiệp nói chung, về chứng khoán và thị trường chứng khoán nói riêng ở Việt Nam chưa có quy định về cơ chế trao đổi thông tin giữa các cổ đông, ngoại trừ quy định về trường hợp các cổ đông nhỏ lẻ có thể nhóm lại với nhau để hình thành một nhóm cổ đông có tỷ lệ sở hữu trên 10% số cổ phần phổ thông của công ty qua đó thực hiện một số quyền hạn nhất định như đã phân tích ở trên [25, tr27].
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, pháp luật Việt Nam đã thể hiện được phần nào các nguyên tắc QTCT về quyền cổ đông của OECD, tuy nhiên, mức độ thực hiện của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán lại còn không ít hạn chế. Trên cơ sở thực tiễn quản trị công ty tốt, IFC quy ước quyền của cổ đông chiếm trọng số 15% (trong tổng số 100% nếu tuân thủ đầy đủ tất cả các lĩnh vực). Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát của tổ chức này, 100 doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam chỉ đạt 7,0% trong năm 2009, 7,3% trong năm 2010 và 7,1% trong năm 2011; điều này, theo các chuyên gia, cho thấy quyền của cổ đông chưa được thực sự các công ty niêm yết ở nước ta coi trọng. Dưới đây là kết quả khảo sát khảo sát cụ thể tại 100 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn nhất trên 02 sàn giao dịch chứng khoán đối với việc thực hiện quyền của cổ đông:
Trung bình (%) Thấp nhất (%) Cao nhất (%)
2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011
46,8 48,5 47 2,4 19,3 11,9 78,6 74,0 73,8
Bảng 2.1: Tình hình tuân thủ nguyên tắc Quyền cổ đông của 100 doanh nghiệp niêm yết
(Nguồn: IFC- Báo cáo thẻ điểm Quản trị công ty năm 2011)
Theo IFC, điểm mạnh của các doanh nghiệp được khảo sát là sự thể hiện khá rõ ràng quyền của cổ đông trong các thông tin công bố và tuân thủ các quy định liên quan đến họp ĐHĐCĐ thường niên. Tuy nhiên, hiệu lực thực sự của quyền cổ đông lại là điểm trừ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp niêm yết tham gia khảo sát nói riêng. Các công ty phần lớn chỉ mới tuân thủ nguyên tắc này trên hình thức mà thiếu sự tôn trọng trong thực tế. Điển hình là về quyền của cổ đông khi lựa chọn đơn vị kiểm toán. Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định: “BKS có quyền lựa
chọn và đề nghị ĐHĐCĐ phê chuẩn tổ chức thực hiện kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính của công ty đại chúng”; tuy nhiên, các công ty đã vin vào quy định tại Điều 45 Điều lệ mẫu ban hành kèm theo Thông tư này để đưa ra một danh sách các tổ chức kiểm toán độc lập tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ chấp thuận danh sách này và ủy quyền cho HĐQT quyết định chọn một tổ chức cụ thể [11, tr43].
Một doanh nghiệp thậm chí đã bị các cổ đông khởi kiện ra tòa do không gửi tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên, đó là trường hợp của Công ty Cổ phần Phát triển kỹ thuật và đầu tư (ITD) tại kỳ đại hội năm 2012. Cụ thể, ngoại trừ giấy mời họp đại hội cổ đông, mẫu giấy ủy quyền và chương trình họp thì công ty này không gửi các tài liệu bắt buộc liên quan khác sẽ được đưa ra thảo luận và biểu quyết tại đại hội như báo cáo HĐQT, báo cáo BKS, BCTC... ngoài ra, số vấn đề biểu quyết cũng lớn hơn số vấn đề có trong chương trình họp gửi cho các cổ đông. Tòa án đã tuyên hủy nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên ngày 26/4/2012 và nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường ngày 12/5/2012, buộc ITD phải tổ chức lại đại hội cổ đông thường niên và chịu án phí [53].
ITD không phải là trường hợp duy nhất vi phạm về quyền của đông trong việc tổ chức họp ĐHĐCĐ, theo khảo sát của IFC, năm 2011, số lượng doanh nghiệp thực hiện việc thông báo mời họp một cách đầy đủ, hiệu quả chỉ đạt chưa đến 30% (trong số 100 doanh nghiệp được khảo sát) [14].
Một ví dụ khác cho thấy việc thực hiện quyền của cổ đông ở các công ty niêm yết còn mang tính hình thức là việc đăng tải báo cáo thườn g niên trên trang tin điện tử của công ty, nhiều công ty chỉ đăng tải bản báo cáo bằng tiếng Việt, khiến các cổ đông là người nước ngoài rất khó để nắm bắt thông tin từ báo cáo.