6. Kết cấu của luận văn
2.1.6. Về việc thực hiện quyền sở hữu cho mọi cổ đông, bao gồm cả các nhà đầu
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có quy định phân biệt giữa nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân, họ đều có thể thực hiện quyền của mình một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như đã trình bày ở các phần trên [25, tr27].
Tuy nhiên, đối với hình thức ủy thác đầu tư thì việc thực hiện quyền của các cổ đông cũng còn gặp một số vấn đề xuất phát từ lỗ hổng của pháp luật. Tại các thị trường chứng khoán phát triển như Hoa Kỳ, các công ty môi giới chứng khoán cung cấp dịch vụ ủy thác đầu tư cho khách hàng thông qua hình thức UIT (Unit Investment Trust). Theo đó, UIT phải được thành lập dưới dạng một công ty đầu tư và phát hành cổ phần, có thể mua lại cho khách hàng muốn sử dụng dịch vụ ủy thác đầu tư. Các UIT phải lập báo cáo danh mục tài chính, nguyên tắc thành lập trước khi đầu tư, danh mục đầu tư, phí quản lý, kết quả danh mục hàng quý và hàng năm cho những người mua cổ phần UIT [34]. Tại Việt Nam, thay vì trực tiếp đầu tư, nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư qua một tổ chức, tổ chức đó được tổ chức theo hình thức quỹ đầu tư chứng khoán. Quỹ đầu
tư chứng khoán hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lời từ hoạt động đầu tư chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Quỹ đầu tư chứng khoán có thể được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần- gọi là công ty đầu tư chứng khoán hoặc tồn tại dưới hình thức quỹ đại chúng và quỹ thành viên. Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý bởi công ty quản lý quỹ (ngoại trừ công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ, có thể lựa chọn tự quản lý vốn của mình), bên cạnh đó còn có ngân hàng giám sát chịu trách nhiệm giám sát việc quản lý quỹ đại chúng và công ty đầu tư chứng khoán. Để bảo vệ các nhà đầu tư, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định 58/2012/NĐ-CP và các thông tư số 212/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, Thông tư số 224/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên, Thông tư số 227/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán đều quy định cổ đông/nhà đầu tư/thành viên được quyền tiếp nhận đầy đủ các thông tin định kỳ và bất thường về hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán/quỹ đầu tư chứng khoán; các cổ đông/nhà đầu tư/thành viên sở hữu trên 10% tổng số cổ phiếu/chứng chỉ quỹ đang lưu hành liên tục trong ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty đầu tư chứng khoán/quỹ đầu tư chứng khoán có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát phải giải trình các vấn đề bất thường liên quan đến tài sản và hoạt động quản lý, giao dịch tài sản của công ty/quỹ. Bên cạnh đó, Thông tư 52/2012/TT-BTC cũng quy định trách nhiệm công bố thông tin của công ty quản lý quỹ đối với các hoạt động của công ty cũng như của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về cơ chế đại diện của công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán riêng lẻ đẻ thực hiện quyền cổ đông của các cổ đông/nhà đầu tư/thành viên tại doanh nghiệp niêm yết; cũng như cơ chế thực hiện quyền cổ đông đối với trường hợp đầu tư qua tổ chức trung gian này [25, tr27].