6. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Sự cần thiết Việt Nam phải tiếp nhận các nguyên tắc của OECD trong pháp
công ty niêm yết
Với mức độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 7,6%/năm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2007, Việt Nam đã được đánh giá là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 dù không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam nhưng cũng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của chúng ta trong 2 năm 2008 và 2009 với mức tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 5,3%. Sau khi hồi phục vào năm 2010 với mức tăng trưởng 6,8% của GDP, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tại Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) đã kìm đà tăng trưởng của Việt Nam trong 2 năm tiếp theo với 5,9% vào năm 2011 và 5% trong năm 2012, cùng với đó là những dấu hiệu không mấy tích cực như lạm phát tăng cao và tình hình căng thẳng trong hệ thống tài chính. Sự biến động chung của nền kinh tế trong hơn một thập kỷ qua cũng đã phản ánh vào sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam [48].
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đầu tiên của Việt Nam được thành lập vào năm 2000 tại Thành phố Hồ Chí Minh (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, nay là SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh) chỉ với 02 mã cổ phiếu [41], đến cuối năm 2013, số lượng doanh nghiệp tham gia thị trường tại Việt Nam đã lên đến 678 công ty (301 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE và 377 doanh nghiệp niêm yết trên sàn HNX) [20]; số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng mạnh nhất trong giai đoạn từ năm 2008- 2010. Tuy nhiên, con số này vẫn chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn so với số lượng các công ty đại chúng trên thực tế chưa đưa chứng khoán vào giao dịch trên thị trường tập trung, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện có tới hơn 1000 công ty đại chúng chưa niêm yết; con số này cũng chỉ là danh sách các công ty đã đăng ký với UBCKNN mà chưa phản ánh được đầy đủ số lượng các doanh nghiệp có từ 100 cổ đông trở lên trên thực tế.
Mặt khác, dù số lượng doanh nghiệp tham gia niêm yết tăng trưởng khá nhanh nhưng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán vẫn còn khá khiêm tốn (741,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,1% GDP cả nước năm 2012; trong năm 2013, tỷ lệ này tại
Việt Nam là 26,4% với giá trị vốn hóa toàn thị trường đạt 948.975,62 tỷ đồng), so với các nước trong khu vực, con số này là khá thấp [20].
Mặc dù chiếm tỷ lệ không lớn, nhưng các doanh nghiệp niêm yết lại có vai trò khá quan trọng trong diễn biến chung của nền kinh tế, với việc chào bán chứng khoán ra công chúng, đưa chứng khoán vào niêm yết trên thị trường, doanh nghiệp được xã hội (không chỉ các nhà đầu tư tham gia thị trường) biết đến, các yêu cầu, quy định áp dụng đối với doanh nghiệp niêm yết trở thành những tiêu chuẩn, thông lệ tốt đối với các doanh nghiệp khác.
Cùng với đó, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những khó khăn riêng của nền kinh tế Việt Nam đã ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh thu sụt giảm, các công ty tìm cách tiết giảm chi phí hoạt động, các thông tin được công bố do đó cũng hạn chế hơn bởi doanh nghiệp không muốn công khai những kết quả yếu kém. Những điều này vô hình chung lại làm ảnh hưởng tới các quyền, lợi ích của các cổ đông, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tình trạng này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc thực hiện quản trị công ty cũng như đưa ra các yêu cầu, tiêu chuẩn cụ thể về quản trị công ty đối với các doanh nghiệp niêm yết. Việc học tập, tiếp thu các chuẩn mực, thông lệ tốt của các nước trên thế giới là một lợi thế, cũng là cách mà nhiều quốc gia đi sau như Việt Nam thường áp dụng; và trong lĩnh vực quản trị công ty, các nguyên tắc của OECD được coi là những thông lệ tốt nhất, được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Mặt khác, quan điểm xây dựng pháp luật Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế mà chúng ta đã ký kết, tham gia, đón trước xu thế hội nhập, góp phần xây dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng đã là một quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng pháp luật về doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Nghị quyết số 08-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X) đã xác định một trong những chủ trương, chính sách lớn nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững khi trở thành thành viên của WTO là: “Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện hệ
thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của Tổ chức Thương mại thế giới, hình thành nhanh và đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực.” Trong khi đó, một trong những cam kết quan trọng hàng đầu của Việt
Nam khi gia nhập WTO là xây dựng một nền kinh tế thị trường, và theo đánh giá của OECD, quản trị công ty tốt là “một việc cần thiết nhằm đảm bảo tính hợp pháp của nền kinh tế thị trường” [1].
Tất cả những yếu tố đó đã phần nào lý giải cho sự tiếp cận với các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong quá trình xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam.
Kết luận Chƣơng 1
Qua nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị công ty niêm yết nói chung và các nguyên tắc về QTCT của OECD có thể rút ra một số kết luận sau:
- Công ty niêm yết là nhóm doanh nghiệp đặc thù, tại đó, số lượng cổ đông- những người chủ doanh nghiệp- là rất lớn. Họ bỏ vốn vào doanh nghiệp nhưng lại không có quyền quản lý, điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp đó; dẫn tới yêu cầu về một cơ chế đảm bảo quyền kiểm soát của cổ đông với ban điều hành doanh nghiệp.
- QTCT là một hệ thống các mối quan hệ, được xác định bởi các cơ cấu và quy trình; các mối quan hệ đó có thể liên quan đến các bên có lợi ích khác nhau, thậm chí xung đột nhau và mục đích cuối cùng của các bên trong QTCT là nhằm phân chia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp.
- QTCT hiệu quả có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, khả năng tiếp cận thị trường vốn, qua đó giảm chi phí vốn và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Pháp luật về quản trị công ty của Việt Nam đã có hơn 25 năm, tuy nhiên, đó vẫn chỉ là hệ thống các quy định pháp lý phân tán, riêng biệt theo từng ngành. Trong khi đó, tình trạng quyền, lợi ích hợp pháp của các cổ đông, nhà đầu tư nhỏ lẻ bị xâm phạm diễn ra ngày càng nhiều khi doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với những khó khăn riêng của nền kinh tế trong nước. Tình trạng này khiến cho việc nâng cao ý thức của doanh nghiệp khi thực hiện QTCT cũng như hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này trở thành một yêu cầu thiết yếu. Và việc học tập, tiếp thu các chuẩn mực, thông lệ tốt của các nước trên thế giới là cách mà nhiều quốc gia đi sau như Việt Nam thường áp dụng.
Tuy nhiên, hiệu quả điều chỉnh của một quy tắc pháp lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố, các điều kiện và cơ chế nhất định, đặc biệt là nền tảng văn hóa, tư duy pháp lý và cơ chế vận hành của hệ thống pháp luật. Phần tiếp theo của Luận văn sẽ đi sâu vào phân tích mức độ tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD trong thực tiễn pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam.
CHƢƠNG 2 - THỰC TRẠNG VIỆC TIẾP NHẬN CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA OECD TRONG PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ
CÔNG TY NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
Năm 2006, trong khuôn khổ chương trình Báo cáo về tình hình tuân thủ chuẩn mực và nguyên tắc (ROSC), nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới World Bank đã có Báo cáo Đánh giá về tình hình quản trị công ty của Việt Nam, tuy nhiên, Báo cáo đánh giá được xây dựng dựa trên các thông tin và các quy định pháp lý từ thời điểm 2006 trở về trước. Học tập cách triển khai vấn đề của Báo cáo này, Chương 2 của Luận văn sẽ đi vào phân tích các quy định pháp lý về quản trị công ty của pháp luật Việt Nam, đồng thời đánh giá mức độ tuân thủ tại các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán hiện nay là Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSe) dựa trên kết quả của các Báo cáo Thẻ điểm quản trị công ty do Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) phối hợp cùng UBCKNN thực hiện vào các năm 2009, 2010 và 2011.
2.