6. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp
chung, lãnh đạo các doanh nghiệp này nói riêng về QTCT
Theo đánh giá của các chuyên gia IFC, QTCT ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, một phần bởi thái độ của doanh nghiệp niêm yết đối với vấn đề này chủ yếu chỉ mới dừng lại ở mức độ tuân thủ pháp luật mà thiếu sự tự giác cải thiện tình hình của doanh nghiệp mình. Chính bởi tâm lý tuân thủ đó nên các doanh nghiệp chỉ thực hiện các quy định pháp luật một cách đối phó, thiếu thực chất và chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu theo quy định của luật. Bởi vậy, QTCT ở Việt Nam cần phải được cải tiến từ chính doanh nghiệp chứ không chỉ bằng những quy định mang tính bắt buộc pháp lý. Chính bản thân những người lãnh đạo doanh nghiệp cần hiểu rõ lợi ích và yêu cầu QTCT đối với
doanh nghiệp mình, đặc biệt khi họ đưa doanh nghiệp ra với công chúng thông qua thị trường chứng khoán.QTCT tốt không chỉ là quyền lợi của chính doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của những người lãnh đạo; trách nhiệm với các cổ đông đã bỏ tiền mua cổ phiếu của công ty mình, trách nhiệm với sự tin tưởng của các cổ đông, trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Để đạt được nhận thức đó phải trải qua một quá trình tuyên truyền, đào tạo lâu dài. Điều 34 Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định: Thành viên HĐQT, thành viên BKS, Giám đốc (Tổng giám đốc) điều hành, Thư ký công ty của công ty đại chúng phải tham gia các khóa đào tạo về QTCT tại các cơ sở đào tạo được UBCKNN công nhận.
Như vậy, việc tham gia các khóa đào tạo về QTCT đã trở thành một nghĩa vụ bắt buộc đối với lãnh đạo các doanh nghiệp niêm yết (và công ty đại chúng nói chung); phần còn lại, việc tăng cường tổ chức các khóa đào tạo là trách nhiệm của cơ quan quản lý (theo quy định nói trên thì các khóa đào tạo về QTCT có thể không phải do cơ quan quản lý tổ chức nhưng phải được sự công nhận của UBCKNN). Trong thời gian qua, UBCKNN đã không ít lần phối hợp cùng các SGDCK và các tổ chức quốc tế tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị và các khóa đào tạo ngắn hạn về QTCT. Các chương trình ngày càng được tổ chức với quy mô rộng lớn hơn và số lượng doanh nghiệp tham dự cũng ngày càng nhiều hơn đã cho thấy sự quan tâm của doanh nghiệp đến QTCT.
Tuy nhiên, các chương trình này chủ yếu chỉ mới tập trung đến đối tượng là các thành viên HĐQT như: vai trò của HĐQT đối với quản trị rủi ro tại công ty hay các biện pháp nâng cao vai trò của HĐQT… Để đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp niêm yết cái nhìn tổng quan hơn về QTCT, nội dung đào tạo về QTCT cần được mở rộng ra các vấn đề khác như: nâng cao vai trò của BKS; chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Thư ký công ty cũng như cách thức lựa chọn Thư ký công ty đảm bảo chất lượng… Ngoài ra, cần tạo điều kiện cho các tổ chức đào tạo về QTCT được thành lập và hoạt động nhằm đảm bảo nhu cầu thường xuyên của nhiều doanh nghiệp.
Bên cạnh việc tổ chức các chương trình đào tạo, việc tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện QTCT tốt cũng là một biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp có ý thức hơn
trong việc nỗ lực thực hiện QTCT. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội là một đơn vị đi đầu trong việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp niêm yết đối với QTCT. Sau 03 năm học hỏi kinh nghiệm,tiếp thu công nghệ của các chuyên gia IFC, hiện nay HNX đã chủ động thực hiện việc chấm điểm công bố thông tin của gần 400 doanh nghiệp niêm yết tại Sở và thực hiện vinh danh các doanh nghiệp có kết quả tốt nhất. Với việc chấm điểm đối với tất cả các doanh nghiệp, thay vì chỉ một số doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất như cách chấm điểm của IFC, mỗi doanh nghiệp niêm yết tại HNX sẽ biết được mức độ thực hiện công bố thông tin của mình; đồng thời, đối với các doanh nghiệp được vinh danh, sẽ là một cơ hội quý báu để quảng bá doanh nghiệp, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như tạo niềm tin đối với các tổ chức tín dụng, từ đó sẽ thuận lợi hơn trong quá trình huy động vốn.
Ngoài ra, Sở GDCK Hà Nội cũng đã thực hiện các chương trình tiếp xúc doanh nghiệp- đến gặp gỡ, trao đổi với từng doanh nghiệp niêm yết (trong năm 2013, HNX đã tổ chức 04 đợt tiếp xúc đối với 40 doanh nghiệp trong cả nước) về những khó khăn của doanh nghiệp, qua đó giải thích, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp lý liên quan đến QTCT và tổng hợp những vấn đề còn nhiều bất cập của quy định pháp lý để báo cáo UBCKNN có biện pháp chỉnh sửa, hoàn thiện.
Đây là những biện pháp thể hiện sự chủ động của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về QTCT hiệu quả, cần được tiếp tục triển khai sâu rộng.