Các quyền cơ bản của cổ đông

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 41 - 47)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Các quyền cơ bản của cổ đông

* Quyền được bảo đảm các phương thức đăng ký quyền sở hữu:

Theo quy định tại Điều 86 Luật Doanh nghiệp (tại Luật Doanh nghiệp 2014 là Điều 121), công ty cổ phần phải lập và lưu giữ sổ đăng ký cổ đông kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sổ đăng ký cổ đông được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán; ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 210/2012/TT-BTC hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán thì sổ đăng ký cổ đông của các tổ chức phát hành không phải là công ty đại chúng cũng có thể được lưu giữ tại các công ty chứng khoán có cung cấp dịch vụ quản lý sổ cổ đông [25, tr20].

Với các nội dung cơ bản như: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần; sổ đăng ký cổ đông là sự

ghi chép và lưu giữ các thông tin liên quan đến cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và sự chuyển dịch cổ phần trong công ty. Ngoài ra, sổ đăng ký cổ đông còn là một chứng cứ pháp lý quan trọng, thể hiện sự xác nhận của công ty về quyền sở hữu một phần công ty của cổ đông, xác nhận việc chuyển nhượng cổ phần và chuyển quyền sở hữu cho người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty. Người mua cổ phần khi công ty chào bán hoặc người nhận chuyển nhượng cổ phần chỉ trở thành cổ đông khi những thông tin về cổ đông và cổ phần đã mua hoặc được chuyển nhượng được ghi đúng và đầy đủ vào Sổ đăng ký cổ đông (khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005; nay là khoản 4 Điều 124 Luật Doanh nghiệp 2014). Ngoài ra, Sổ đăng ký cổ đông còn là cơ sở để xác định danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ trừ trường hợp cổ phần được chuyển nhượng từ ngày lập xong danh sách cổ đông có quyền dự họp ĐHĐCĐ đến ngày khai mạc ĐHĐCĐ thì người nhận chuyển nhượng có quyền dự họp ĐHĐCĐ thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu các quy định cụ thể về thủ tục lập sổ đăng ký cổ đông cũng như chưa có các cơ chế kiểm tra, chế tài xử lý đối với các trường hợp doanh nghiệp không thực hiện việc lập sổ đăng ký cổ đông một cách kịp thời và chính xác; bởi vậy, ý thức về trách nhiệm phải lập sổ đăng ký cổ đông chưa cao, tình trạng không lập hoặc lập một cách hình thức vẫn diễn ra khá phổ biến.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật Doanh nghiệp 2005 thì “Cổ đông sở hữu từ 5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ lệ sở hữu đó” nhưng cũng chưa có quy định cụ thể về đối tượng phải thực hiện đăng ký (là cổ đông hay công ty) và thủ tục đăng ký cũng như trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh trong trường hợp này (tại Luật Doanh nghiệp 2014 đã bỏ quy định này).

* Quyền được chuyển nhượng cổ phần:

Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông đã được pháp luật thừa nhận, theo đó, các cổ phần được tự do chuyển nhượng [25, tr21], trừ các trường hợp sau:

- Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác (khoản 3 Điều 81 Luật Doanh nghiệp 2005, nay là khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014);

- Cổ đông sáng lập, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, được tự do chuyển nhượng số cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người khác khi được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ (khoản 5 Điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005, khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014).

- Việc chuyển nhượng cổ phần chào bán riêng lẻ cũng bị hạn chế tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán (trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật).

* Quyền được tiếp cận các thông tin liên quan và quan trọng về công ty một cách kịp thời và thường xuyên:

Quyền tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của cổ đông để đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Ý thức được điều đó, pháp luật Việt Nam đã ngày càng có các quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp, đảm bảo các cổ đông có thể tiếp cận thông tin một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời. Cụ thể, Thông tư 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán quy định công ty niêm yết phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ, bất thường và công bố thông tin theo yêu cầu như sau:

- Công bố thông tin định kỳ, bao gồm: + Báo cáo tài chính (BCTC):

Công ty niêm yết phải công bố đầy đủ thông tin về BCTC năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trên trang thông tin điện tử của công ty và trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK; đồng thời đăng tải ý kiến

kiểm toán về BCTC năm trên một (01) số báo có phạm vi phát hành trong toàn quốc kèm theo địa chỉ trang thông tin điện tử đăng tải toàn bộ BCTC năm, Báo cáo kiểm toán và/hoặc địa chỉ cung cấp BCTC năm và Báo cáo kiểm toán.

Bên cạnh nghĩa vụ công bố BCTC năm đã được kiểm toán, khác với các công ty đại chúng khác, công ty niêm yết còn phải lập và công bố thông tin về: (1) Báo cáo bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét và không quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính (đối với công ty niêm yết là công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thời hạn này là 60 ngày và phải thực hiện công bố thông tin đối với BCTC bán niên của công ty mẹ và BCTC bán niên hợp nhất hoặc BCTC bán niên tổng hợp); (2) BCTC quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý (đối với công ty niêm yết là công ty mẹ hoặc đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì thời hạn này là 45 ngày và phải thực hiện công bố thông tin đối với BCTC quý của công ty mẹ và BCTC hợp nhất hoặc BCTC tổng hợp).

Trường hợp BCTC năm đã được kiểm toán và BCTC bán niên được soát xét có ý kiến ngoại trừ/lưu ý thì công ty phải công bố thông tin về giải trình đối với ý kiến ngoại trừ/lưu ý đó.

+ Báo cáo thường niên:

Công ty niêm yết phải lập và công bố Báo cáo thường niên trên các ấn phẩm, trang tin điện tử của công ty, phương tiện công bố thông tin của UBCKNN và SGDCK chậm nhất 20 ngày sau khi công bố BCTC năm được kiểm toán.

+ Báo cáo tình hình quản trị công ty:

Là một công ty đại chúng, công ty niêm yết phải thực hiện công bố thông tin về tình hình quản trị công ty định kỳ 06 tháng và năm (trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo) trên trang thông tin điện tử của công ty và trên phương tiện công bố thông tin của UBCKNN và SGDCK.

+ Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên/bất thường và các tài liệu họp như: thông báo mời họp, mẫu chỉ định đại diện theo ủy quyền dự họp, chương trình họp, phiếu

biểu quyết, các tài liệu thảo luận: công bố trên trang thông tin điện tử của công ty đồng thời gửi thông báo mời họp và hướng dẫn truy cập trang thông tin điện tử về việc họp và tài liệu họp cho các cổ đông trước khi khai mạc chậm nhất15 ngày.

- Công bố thông tin bất thường: Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ và 72 giờ như công ty đại chúng khác, công ty niêm yết còn phải tuân thủ các quy định riêng đối với mình như: khi công ty bị tổn thất tài sản có giá trị từ 10% vốn chủ sở hữu trở lên tính tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán hoặc BCTC bán niên gần nhất được soát xét; khi giá chứng khoán niêm yết của công ty tăng trần hoặc giảm sàn từ 10 phiên liên tiếp trở lên; khi có giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do công ty phải công bố thông tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tài chính tại BCTC được kiểm toán; khi được chấp thuận hoặc hủy bỏ niêm yết tại SGDCK nước ngoài...

- Công bố thông tin theo yêu cầu: Công ty đại chúng nói chung, công ty niêm yết nói riêng phải công bố thông tin trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của UBCKNN, SGDCK khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư hay có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Để đảm bảo quyền tiếp cận, khai thác thông tin của các nhà đầu tư và cổ đông của công ty, Thông tư 52/2012/TT-BTC yêu cầu các thông tin công bố đều phải được đăng tải trên trang tin điện tử của công ty niêm yết và phương tiện công bố thông tin của UBCKNN, SGDCK. Có thể nói, đứng về phương diện pháp lý, quyền tiếp cận thông tin của cổ đông đã được ghi nhận và đảm bảo khá đầy đủ [25, tr21].

* Quyền được tham gia và biểu quyết tại các cuộc họp của ĐHĐCĐ:

Tham dự, phát biểu trong các cuộc họp ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết là một quyền cổ đông đã được Luật Doanh nghiệp thừa nhận (điểm a khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005, điểm a khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014), thậm chí cổ đông còn có quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ, tổ chức họp (nếu HĐQT và BKS không thực hiện triệu tập theo yêu cầu) nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một

tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Để đảm bảo quyền tham gia và biểu quyết của cổ đông, Luật cũng quy định về thủ tục, thời hạn gửi thông báo mời họp, tài liệu họp trước ít nhất 07 ngày làm việc (theo quy định mới tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời hạn này là 10 ngày trước ngày khai mạc) và 15 ngày đối với công ty đại chúng (Thông tư 52/2012/TT-BTC); cổ đông là cá nhân, người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức có thể trực tiếp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp; thậm chí, Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng còn thừa nhận hình thức bỏ phiếu bằng thư bảo đảm hoặc bỏ phiếu từ xa, biểu quyết thông qua họp Đại hội dồng cổ đông trực tuyến.

* Quyền được bầu và bãi nhiệm thành viên HĐQT: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điểm c khoản 2 Điều 96 Luật Doanh nghiệp 2005 (điểm c khoản 2 Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2014) quy định ĐHĐCĐ có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT. Không những vậy, các cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có quyền đề cử người vào HĐQT. Mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với tổng số thành viên được bầu, cổ đông có quyền dồn hết số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên- phương thức bầu dồn phiếu (điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005; khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2014) [25, tr21-22].

* Quyền được hưởng lợi nhuận của công ty:

Đây là mục tiêu và cũng là một trong những quyền cơ bản của cổ đông khi họ thực hiện bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và pháp luật Việt Nam công nhận, bảo vệ quyền cơ bản đó. Điểm b khoản 1 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005 (điểm b khoản 1 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014) khẳng định, cổ đông có quyền “được nhận cổ tức với mức theo quyết định của ĐHĐCĐ”; cổ đông không chỉ có quyền hưởng lợi nhuận của công ty mà còn được quyền tham gia quyết định việc phân phối lợi nhuận đó bởi quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần là quyền và nhiệm vụ của ĐHĐCĐ (HĐQT có trách nhiệm kiến nghị ĐHĐCĐ mức cổ tức được trả và quyết định thời hạn, thủ tục trả cổ tức).

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 41 - 47)