Về việc công khai cơ cấu vốn và các thỏa ước cho phép một số cổ đông

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Về việc công khai cơ cấu vốn và các thỏa ước cho phép một số cổ đông

soát không tương ứng với tỷ lệ cổ phần sở hữu [10, tr19]

Đặc trưng của công ty cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Như vậy, về bản chất, mỗi cổ phần sẽ mang một tỷ lệ sở hữu như nhau; tuy nhiên, trên thực tế vẫn có một số cổ phần được doanh nghiệp dành riêng cho một vài đối tượng xác định với những ưu đãi nhất định; Luật Doanh nghiệp gọi đó là các cổ phần ưu đãi. Có những loại cổ phần ưu đãi sau: cổ phần ưu đãi biểu quyết; cổ phần ưu đãi cổ tức và cổ phần ưu đãi hoàn lại. Trong đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết với đặc điểm có số phiếu biểu quyết lớn hơn so với cổ phần phổ thông, là loại cổ phần đem lại cho chủ sở hữu nó những ưu thế so với các cổ đông khác trong việc kiểm soát công ty. Do đó, Luật đã có những quy định hạn chế đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết như:

- Chỉ cho phép các tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ loại cổ phần này; trong đó, ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

- Khác với các loại cổ phần khác, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được phép chuyển nhượng cổ phần này cho người khác.

- Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết phải được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty.

Ngoài quy định về cổ phần ưu đãi biểu quyết nói trên, pháp luật Việt Nam chưa ghi nhận thêm trường hợp nào cho phép cổ đông nắm giữ quyền kiểm soát không tương ứng với tỷ lệ cổ phần mà họ sở hữu [25, tr25].

Một phần của tài liệu Tài liệu Việc tiếp nhận các nguyên tắc quản trị công ty của OECD (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)