Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 32 - 37)

đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất chịu trách nhiệm trả các khoản nợ tiền thuế, tiền phạt về thuế TNDN của doanh nghiệp bị chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và được kế thừa các ưu đãi về thuế TNDN cho thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế TNDN.

- Doanh nghiệp trong thời gian đang được hưởng ưu đãi miễn thuế, giảm thuế TNDN theo quy định, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra kiểm tra phát hiện tăng số thuế TNDN của thời kỳ miễn thuế, giảm thuế thì doanh nghiệp được hưởng miễn thuế, giảm thuế TNDN theo quy định. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

Doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế kiểm tra phát hiện số thuế TNDN miễn thuế, giảm thuế theo quy định nhỏ hơn so với đơn vị tự kê khai thì doanh nghiệp chỉ được miễn thuế, giảm thuế TNDN theo số thuế TNDN do kiểm tra, thanh tra phát hiện. Tuỳ theo lỗi của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra áp dụng các mức xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

1.4. Sự cần thiết điều chỉnh pháp luật về ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp

Sở dĩ cần điều chỉnh bằng pháp luật để đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh của DN. Đặc biệt để tập trung nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, đồng thời giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập và phát triển. Năm 2007 Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, từ đây mở ra một hướng đi mới, một hướng phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.

Kinh tế phát triển đòi hỏi phải có một thể chế pháp luật đi kèm phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, bảo đảm môi

trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh”.

Chương trình cải cách hệ thống thuế đã xác định là: “hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và

đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh” [4].

Nằm trong hệ thống thuế Việt Nam, Thuế TNDN là loại thuế trực thu, điều tiết trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp và là loại thuế đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, một chính sách thuế hợp lý, rõ ràng, minh bạch, hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường hạch toán kế toán, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và NSNN.

Một trong những yêu cầu của doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là được kinh doanh trong môi trường pháp luật đồng nhất, rõ ràng, minh bạch. Việc sửa đổi Luật thuế TNDN phải nhằm phát huy các ưu điểm của Luật hiện hành, đồng thời từng bước khắc phục các hạn chế, tồn tại của Luật ảnh hưởng đến phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi Luật cũng phải phù hợp với chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 [43].

Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 sau hơn 05 năm triển khai thực hiện đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tốt, cụ thể:

phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh.

Quy định thu hẹp diện ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, chỉ áp dụng mức ưu đãi cao nhất cho các ngành, lĩnh vực mũi nhọn cần đặc biệt khuyến khích đầu tư và những địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhằm tập trung nguồn lực tài chính phát triển những ngành nghề mũi nhọn và phát triển kinh tế, xã hội của những địa bàn có điều kiện khó khăn, đồng thời giảm sức ép đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Qua hơn 05 năm đi vào thực hiện, cùng với nhiều biện pháp kinh tế - tài chính của Nhà nước, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đã góp phần nhất định vào việc động viên các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất – kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, bảo đảm nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh. Việc giảm bớt nghĩa vụ thuế, giảm thuế suất cơ bản và tăng ưu đãi miễn, giảm thuế TNDN đối với một số lĩnh vực, địa bàn hoạt động theo định hướng của Nhà nước đã giúp cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có điều kiện tăng nhanh tích tụ vốn, tái sản xuất mở rộng.

Những quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế cũng là một trong những nhân tố tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy thu hết vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng liên tục trong những năm qua. Nhiều DN mới được thành lập hoặc mở rộng quy mô và địa bàn kinh doanh đầu tư thêm vốn.

Về thu NSNN: Việc giảm nghĩa vụ thuế TNDN đã có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khiến thu NSNN không những không bị giảm mà còn tăng qua các năm.

Về thúc đẩy đổi mới, sắp xếp lại DNNN: thông qua quy định các DNNN thực hiện cổ phần hoá, thực hiện giao, bán, khoán, cho thuê cũng được hưởng theo mức thuế ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế TNDN như

các cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các DNNN thực hiện sắp xếp lại, chuyển đổi sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Góp phần tạo thuận lợi và nâng cao năng lực quản lý thuế: Theo quy định của Luật thuế TNDN thì các ưu đãi thuế TNDN chỉ áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh có đủ điều kiện, được ưu đãi thuế, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đã đăng ký thuế và nộp thuế theo kê khai. Điều đó đã có tác dụng thúc đẩy các DN chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về kế toán và hành chính thuế.

Ngoài ra, những quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp còn quy định các cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được ưu đãi thuế và quyết toán theo quy định nên đã tạo điều kiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian và chi phí cho DN trong việc nộp thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho cơ quan thuế có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc kiểm tra, thanh tra tính đúng đắn của việc tự xác định ưu đãi thuế mà các cơ sở kinh doanh được hưởng.

Tuy nhiên, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN vẫn còn một số bất cập dẫn đến yêu cầu đòi hỏi phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể: Một số quy định chưa được hiểu đúng dẫn đến việc thực hiện không nhất quán, kém hiệu quả và gây nên tình trạng tiêu cực. Theo quy định tại Luật thuế TNDN năm 2008 thì cơ sở sản xuất mới thành lập, di chuyển địa điểm ra khỏi đô thị theo quy hoạch và cơ sở kinh doanh đang hoạt động mở rộng quy mô, đầu tư dây chuyền sản xuất mới được ưu đãi với các mức độ khác nhau, trong khi trên thực tế rất khó phân biệt rạch ròi các trường hợp nêu trên. Việc không đưa ra được tiêu chuẩn rõ ràng để áp dụng đúng các ưu đãi này đã gây tranh cãi không ít giữa cơ quan thuế và đối tượng được hưởng ưu đãi.

Theo quy định trong Luật thuế TNDN và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, chủ thể được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư kèm theo các điều kiện riêng. Tuy nhiên, thế nào là doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư lại là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Đến thời điểm hiện tại Luật thuế TNDN năm 2013 đã quy định lại về chủ thể được hưởng ưu đãi là các doanh nghiệp có thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới, có nghĩa là chủ thể ưu đãi đã thay đổi, tuy nhiên cũng như quy định cũ, vấn đề chủ thể vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi.

Theo quy định tại Luật thuế TNDN năm 2008, mức ưu đãi cao, diện ưu đãi còn khá rộng và trải làm suy giảm nguồn NSNN. Diện ưu đãi còn rộng và dàn trải: điều kiện ưu đãi thuế dựa vào danh mục ưu đãi đầu tư về ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được quy định tại Luật đầu tư là quá rộng. Điều tra thực tế cho thấy nhiều DN vẫn giữ nguyên hoạt động ở các vùng có điều kiện SXKD thuận lợi hơn mà vẫn có đủ tiêu chuẩn để hưởng ưu đãi thuế TNDN như: mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.

Thuế suất 25% chưa thực sự cạnh tranh: Theo đánh giá của Bộ Tài chính, với mức thuế suất phổ thông 25% và đối với hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tài nguyên quý hiếm khác thì thuế suất thuế TNDN từ 32% đến 50% áp dụng với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh là phù hợp với thực tế thời gian và là mức trung bình so với các nước trong khu vực, bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nước có xu thế cải cách thuế theo hướng giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư. (Malaysia giảm từ 28% năm 2005 xuống mức 27% năm 2007 và mức 26% năm 2008, từ năm 2009 đến nay là 25%. Thái Lan giảm từ 30% xuống 23% năm 2012...).

Hiện nay theo quy định của Luật sửa đổi bổ sung Luật thuế TNDN có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 đã giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 20%, tuy nhiên việc giảm thuế suất theo lộ trình nhanh như hiện nay lại

có xu hướng làm giảm nguồn thu xuống hàng chục tỷ đồng, trong khi đó với tình hình kinh tế hiện nay, việc cân đối nguồn thu hợp lý lại đang là việc hết sức khó khăn.

Việc ưu đãi thuế cho HTX, cơ sở sản xuất mới thành lập hiện nay là quá rộng và kém hiệu quả, làm suy giảm nguồn thu NSNN một cách không cần thiết, thậm chí còn gây phản tác dụng đối với việc khuyến khích đầu tư theo định hướng của Nhà nước

Ưu đãi thuế TNDN cho các DN mới thành lập so với các DN đang hoạt động có hiệu quả trong cùng lĩnh vực hoặc trên cùng địa bàn tạo nên sự thiếu công bằng trong việc động viên thuế. Đồng thời quy định ưu đãi thuế này còn gây ra tác động là khuyến khích DN chia nhỏ hay chuyển đổi một cách vô căn cứ thành nhiều DN nhỏ mà không DN nào trong số đó đạt được hiệu quả nhờ quy mô để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường, không thể gắn kết được với hệ thống sản xuất của thế giới một cách có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 32 - 37)