Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về ƣu đãi thuế TNDN

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 89 - 93)

Hiện nay bàn về pháp luật ưu đãi thuế TNDN đang tồn tại hai quan điểm trái chiều nhau, quan điểm thứ nhất cho rằng nên từng bước xóa bỏ ưu đãi thuế TNDN, còn quan điểm thứ hai lại cho rằng nên tiếp tục duy trì và thậm chí là ngày càng mở rộng chế độ ưu đãi thuế này.

Thực tế thi hành cho thấy các doanh nghiệp trong nước lại có chiều hướng nghiêng về quan điểm thứ nhất khi cho rằng cần mạnh dạn xóa bỏ việc miễn thuế TNDN, đồng thời chỉ giữ lại các thuế suất ưu đãi trong một thời gian nhất định. Lý giải cho quan điểm này, có những lý do như sau:

Một là, chính sách thuế là chính sách kinh tế, nếu áp đặt vào chính sách kinh tế quan trọng này quá nhiều mục tiêu xã hội thì tất yếu sẽ làm mất đi ý nghĩa là một công cụ quản lý của một chính sách kinh tế.

Hai là, miễn thuế và giảm thuế ở một mức độ khác nhau đều làm ảnh hưởng đến sự công bằng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Không phải doanh nghiệp nào cũng được hưởng ưu đãi, và những doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thường là những doanh nghiệp có dự án đầu tư với số vốn khá lớn, có nghĩa là doanh nghiệp đã lớn thì sẽ càng được hưởng ưu thế hơn những doanh nghiệp có mô hình vừa và nhỏ. Trong khi đó ngoại trừ một số khu công nghiệp thì đa phần các doanh nghiệp đều hoạt động theo mô hình vừa và nhỏ, điều này sẽ dẫn đến sự không công bằng cạnh tranh trong kinh doanh của các doanh nghiệp này.

Ba là, việc áp dụng ưu đãi thuế quá nhiều vô hình chung sẽ tạo ra một tâm lý chạy, xin và làm lu mờ ý thức về nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp.

Bốn là, với những chính sách ưu đãi thuế chồng chéo như hiện nay sẽ tất yếu dẫn đến những khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý thuế; hơn nữa đó còn là nguyên nhân dẫn đến những hành vi tiêu cực đối với cả các doanh nghiệp cũng như cán bộ thuế.

Bên cạnh những ý kiến về việc xóa bỏ dần các hình thức ưu đãi, cũng có những ý kiến nghiêng về xu hướng thứ hai là cần ngày một mở rộng các hình thức ưu đãi bởi đây sẽ là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư trong và ngoài nước tăng cường đầu tư, mở rộng doanh nghiệp và số vốn. Hơn nữa nếu xóa bỏ ưu đãi thuế thì vô hình chung sẽ làm mất đi một lượng lớn các nhà đầu tư với dự án lớn.

Ở quan điểm nào cũng đều có những ý kiến hợp lý, xác thực và phù hợp với thực tiễn thi hành. Bởi vậy nên vấn đề về chính sách ưu đãi thuế TNDN theo pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn là một vấn đề “nóng” được tranh luận nhiều bởi các nhà làm luật và cả ngay chính trong giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, với thực tế tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay thì việc xóa bỏ dần các quy định về ưu đãi thuế TNDN có lẽ chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, bởi lẽ Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, đang cần thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường Việt Nam, bởi vậy chính sách ưu đãi thuế TNDN sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút các dự án đầu tư với số vốn lớn, tạo “sân chơi” cho các nhà đầu tư nước ngoài cạnh tranh với các nhà đầu tư trong nước, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa so sánh với chính sách thuế của các nước lân cận như Thái Lan, Singapore hay Trung Quốc, chúng ta có thể thấy các nước có nền kinh tế phát triển trong Châu Á đều có những chính sách về ưu đãi thuế TNDN nói riêng và các ưu đãi thuế khác. Vì vậy nếu Việt Nam loại bỏ dần các chính sách ưu đãi thuế TNDN thì sẽ không đủ sức cạnh tranh và không có sức thu

hút các dự án đầu tư lớn với các nước bạn. Theo đó, chính sách về ưu đãi thuế TNDN cần phải được hoàn thiện theo hướng tiếp tục duy trì các mức ưu đãi thuế TNDN và cần được nghiên cứu sâu hơn về nguồn vốn, chủ thể được hưởng ưu đãi, từ đó tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc được hưởng ưu đãi thuế, góp phần thúc đẩy để Việt Nam thực sự trở thành một thị trường lý tưởng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Với mục tiêu đó, việc cải cách hệ thống thuế nói chung và cải cách phát triển hoàn thiện các chính sách về ưu đãi thuế TNDN nói riêng cần được quan tâm. Theo chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn từ nay đến năm 2020 thì thuế TNDN được định hướng theo một lộ trình giảm dần thuế suất chung một cách phù hợp. Điều này thể hiện rõ trong Luật thuế TNDN năm 2013 vừa rồi, giảm thuế suất từ 25% xuống còn mức 20% và các nhà làm luật dự kiến sẽ tiếp tục giảm thuế suất phổ thông của thuế TNDN.

Cùng với lộ trình cụ thể như vậy, những chính sách thuế TNDN được định hướng đến năm 2020 như sau:

- Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Vai trò của pháp luật thuế TNDN là công cụ quản lý và điều tiết của Nhà nước, góp phần vào việc khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư phát triển. Đồng thời, bao quát hết các khoản thu nhập trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ để đảm bảo mức tăng số thu NSNN. Như vậy việc cải cách hệ thống thuế TNDN những năm tới phải đảm bảo được vai trò này, tiếp tục ưu đãi đối với các vùng miền cần được khuyến khích đầu tư, những vùng có tiềm năng phát triển tốt nhưng được đầu tư nhiều. Bên cạnh đó nhà nước cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng hoặc khuyến khích các nhà đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài những ưu đãi đối với các khu công nghiệp, các dự án công nghiệp, hệ thống pháp luật thuế TNDN cần chú trọng ưu đãi đối với cả những

dự án về nông nghiệp có áp dụng công nghệ cao và những ưu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao du lịch và đặc biệt là bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

- Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải khắc phục được những bất cập hạn chế của pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay. Với những hạn chế và bất cập đã nêu tại Chương 2 của luận văn, thì việc cải cách hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần thiết phải hạn chế tối đa những điểm bất cập này. Hiện nay Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 ra đời đã có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung so với Luật thuế TNDN năm 2008, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập khi đưa vào thực thi như những quy định về ưu đãi vẫn còn quá phức tạp, các chính sách hướng dẫn chồng chéo nhau và thay đổi liên tục khiến doanh nghiệp khó tiếp cận thông tin, chưa rà soát thống nhất được nội dung quy định về chính sách ưu đãi của Luật thuế TNDN với các văn bản có liên quan khác.

- Pháp luật ưu đãi thuế TNDN phải phù hợp với quá trình cải cách của cả hệ thống thuế, đáp ứng được với tiến trình phát triển, hội nhập của Việt Nam trong thời gian tới. Trong những năm qua công tác quản lý thuế đã bước đầu được hiện đại hóa cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính và tổ chức cơ cấu nhân sự, ứng dụng công nghệ cao trong phương pháp quản lý thuế góp phần đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời các khoản thu vào NSNN. Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế cũng đã được nâng cao với cơ chế tự chủ tự khai tự tính tự nộp. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đặt ra trong thời gian tới khi Việt Nam ngày càng đẩy mạnh tiến trình hội nhập thế giới cả mặt kinh tế lẫn xã hội thì việc cải cách hệ thống thuế nói chung, Luật thuế TNDN và những quy định về ưu đãi thuế TNDN nói riêng cần đáp ứng các tiêu chí sau:

Thứ nhất, cần đảm bảo nguyên tắc trung lập, bình đẳng, công bằng và hiệu quả trong quá trình hoàn thiện pháp luật;

Thứ hai, các quy định pháp luật của các Luật thuế nói chung và quy

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)