Những ưu điểm của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN hiện nay

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 70 - 76)

Thứ nhất: Pháp luật thuế TNDN đã giới hạn phạm vi ưu đãi vào những ngành nghề trọng điểm

cố gắng để đẩy mạnh nền công nghiệp của mình bắt kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực như Singapore và Thái Lan, cũng như các nước khác trên thế giới. Muốn vậy chúng ta phải khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển, thu hút sự đầu tư của các nước phát triển để không những tranh thủ vốn của họ mà ta còn tranh thủ cả công nghệ cao mà chúng ta chưa có điều kiện để tiếp cận. Để được như thế chúng ta đã có nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam mở rộng sản xuất hay đầu tư vào những ngành nghề rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước. Mà một trong những ưu đãi đó là ưu đãi về lĩnh vực đầu tư của thuế TNDN. Nếu theo các quy định pháp luật thuế TNDN trước đây thì có hai loại ưu đãi về lĩnh vực đầu tư là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo Phụ lục lĩnh vực ưu đãi đầu tư đính kèm Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, trước thực tế phát triển kinh tế, xã hội thì chính sách ưu đãi này ngày càng bộc lộ nhược điểm dàn trải, phức tạp. Để khắc phục hạn chế đó, Luật thuế TNDN năm 2008 đã thu hẹp một cách đáng kể, chỉ một số ngành nghề được quy định cụ thể như: Công nghệ cao, nghiên cứu khoa học, đầu tư trong lĩnh vực xã hội hóa…thì mới được hưởng ưu đãi. Mặc dù đã có nhiều sự tiến bộ nhưng Luật thuế TNDN năm 2008 vẫn có những hạn chế nhất định, điều này đã được khắc phục trong Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13; Luật thuế TNDN mới đã có thêm những ngành nghề được hưởng ưu đãi để phù hợp với thực tế phát triển kinh tế của đất nước, cụ thể theo quy định của Luật thuế TNDN năm 2013 thì doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mở rộng cũng được hưởng ưu đãi, và Luật thuế mới cũng đã chú trọng quy định điều kiện về vốn của doanh nghiệp khi được hưởng ưu đãi. Nhìn chung luật thuế hiện hành với những lĩnh vực, ngành nghề ưu đãi là khá phù hợp với tình hình kinh tế cũng như hướng phát triển của nước ta đồng thời phù hợp với xu thế chung của toàn thế giới.

Thứ hai: Pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã khắc phục được tình trạng ưu đãi dàn trải, tập trung ưu đãi thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn

Ngoài những vấn đề về các lĩnh vực đầu tư, nhà nước ta còn cho phép hưởng ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế tại một số vùng trên lãnh thổ nước ta. Mọi hoạt động kinh tế đều nhằm phục vụ cho mục đích chính trị và ngược lại mọi hoạt động chính trị cũng nhằm tạo môi trường ổn định thúc đẩy cho kinh tế phát triển. Vì vậy mà trong tất cả các chính sách kinh tế của nước ta đều chứa đựng những mục đích chính trị, và chính sách ưu đãi thuế TNDN cũng nhằm mục đích như vậy. Nhà nước quy định nhiều ưu đãi khác nhau đối với những vùng, miền khác nhau trên cả nước nhằm tạo sự công bằng, tạo điều kiện để các vùng, miền khác nhau thu hẹp được khoảng cách chênh lệch về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo công ăn việc làm cho nhân dân ở các vùng khó khăn, giảm bớt sự di chuyển dân cư quá lớn vào các vùng kinh tế trọng điểm. Với các quy định về địa bàn ưu đãi đầu tư, các nhà đầu tư có nhiều cơ hội lựa chọn địa bàn đầu tư. Tuy nhiên với quy định hiện hành, phạm vi địa bàn ưu đãi đã thu hẹp hơn, các khu công nghiệp đã không còn được xếp vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vì vậy khi doanh nghiệp đăng ký đầu tư mới vào khu công nghiệp thì vẫn phải chịu mức thuế suất theo quy định của pháp luật hiện hành (theo Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 thì thuế suất thuế TNDN là 20%); nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể được hưởng ưu đãi theo lĩnh vực đầu tư và theo các quy định khác trong Luật. Vì vậy, có thể thấy pháp luật về ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã phát huy tác dụng là công cụ tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, có hiệu quả, nâng cao chất lượng nhà đầu tư.

Thứ ba: Pháp luật thuế TNDN của Việt Nam hiện nay đang rất chú trọng đến một số ngành, lĩnh vực đặc biệt như: Bảo vệ môi trường, khoa học công nghệ…

Vấn đề môi trường hiện nay đã và đang trở thành mối quan tâm chung của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là trong những năm gần đây, khi tình trạng Trái đất ấm lên đang có chiều hướng gia tăng. Vì vậy các nước trên thế giới đều đi theo xu hướng phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo bền vững, không hủy hoại đến môi trường. Và Việt Nam không nằm ngoài xu hướng đó, đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường luôn được nhà nước khuyến khích và cho hưởng nhiều ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế TNDN. Luật thuế TNDN hiện hành và các văn bản hướng dẫn có quy định các dự án xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt có quy mô lớn tại các khu công nghiệp đã được hưởng ưu đãi thuế TNDN ở mức cao trong khung ưu đãi của pháp luật về thuế TNDN, cụ thể: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN có quy định:

Khoản 1 Điều 15, Khoản 1 Điều 16 quy định:

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải [9] được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Khoản 2, Điều 15 quy định: “Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện hoạt động xã hội hoá (XHH) trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề,

y tế, văn hoá, thể thao và môi trường” [9] được áp dụng thuế suất 10%. Thu

nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực xã hội hóa (XHH) tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo (Khoản 1 Điều 16).

Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực XHH tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn được miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo (Khoản 2 Điều 16). Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực XHH mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất đáp ứng tiêu chí đầu tư mở rộng theo quy định thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (Khoản 5 Điều 16).

Điểm a, khoản 1, Điều 15 và điểm a, khoản 1, Điều 16 quy định: Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu kinh tế, khu công nghệ cao được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Điểm a, khoản 3, Điều 15 và điểm a, khoản 3, Điều 16, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP quy định: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được áp dụng thuế suất 20% trong 10 năm, miễn thuế 2 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện – kinh tế xã hội thuận lợi) được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

Trong cùng một thời gian, nếu doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất [9, Điều 19, Khoản 3].

Đối với dự án thuộc đối tượng ưu đãi thuế quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều này có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm [9, Điều 15, Khoản 5].

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt nếu đáp ứng các điều kiện ưu đãi theo quy định thì được hưởng ưu đãi thuế theo các quy định của pháp luật về thuế (tùy lĩnh vực, địa bàn) như nêu trên. Trường hợp doanh nghiệp được hưởng nhiều mức ưu đãi thuế khác nhau đối với cùng một khoản thu nhập thì doanh nghiệp được lựa chọn áp dụng mức ưu đãi thuế có lợi nhất. Đối với các dự án có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm [40].

Thứ tư: Pháp luật ưu đãi thuế TNDN hiện nay đã tăng thêm quyền tự chủ cho các doanh nghiệp và phần nào giảm bớt gánh nặng công việc cho các cán bộ ngành thuế

Luật thuế TNDN áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự tính, tự khai, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của số liệu đã kê khai thay cho cơ chế cơ quan thuế tính thuế, thông báo thuế, quyết toán thuế. Doanh nghiệp

được nâng cao quyền tự chủ của mình trong các hoạt động kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc cho phép doanh nghiệp tự mình xác định trường hợp ưu đãi rồi tự nộp thuế theo trường hợp ưu đãi đã xác định. Chính vì vậy, việc xác định mức thuế phải nộp bây giờ không còn là việc riêng của cơ quan thuế mà đó còn là quyền tự chủ của doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước và xã hội. Việc ban hành và thực thi Luật thuế TNDN đã đánh dấu một bước tiến về cải cách thủ tục hành chính trong việc lựa chọn, xác định điều kiện và mức ưu đãi thuế mà không cần giấy phép, giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Nhờ việc chuyển sang cơ chế mới, cơ quan thuế có điều kiện tập trung nguồn lực vào công tác tuyên truyền, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát để giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 70 - 76)