Về thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN và xử phạt vi phạm pháp

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 64 - 70)

pháp luật về ưu đãi thuế TNDN

2.2.6.1. Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN

Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế TNDN gồm có 04 bước chính, sau khi đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết và nộp hồ sơ gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp, cơ quan thuế sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và trả lời doanh nghiệp về việc doanh nghiệp có thuộc diện ưu đãi hay không, thủ tục hồ sơ có đầy đủ hay không và doanh nghiệp có thuộc diện kiểm tra trước khi xét ưu đãi thuế hay không? Cụ thể được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Về thủ tục hướng ưu đãi

Doanh nghiệp Bộ phận Tuyên truyền - Hỗ trợ Ngƣời nộp thuế

Cơ quan quản lý thuế

(Nguồn: Lưu Thị Tuyết (2012), Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội)

Bước 1: Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện và mức ưu đãi thuế của mình (nếu có)

Bước 2: Doanh nghiệp tự kiểm tra sổ sách, chứng từ và phương thức hạch toán kế toán xem có đáp ứng điều kiện không?

Bước 3: Doanh nghiệp liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn thủ tục (nếu cần)

Bước 4: Doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN được miễn, giảm theo quy định. Số lỗ được trừ (-) vào thu nhập chịu thuế theo mẫu của Bộ Tài chính.

Báo cáo quyết toán thuế TNDN quý/năm Cung cấp văn bản pháp luật Trực tiếp hướng dẫn Thực hiện trả lời bằng văn bản

Cơ quản quản lý thuế tiếp nhận hồ sơ

Bước 5: Cơ quan quản lý thuế kiểm tra theo quy định của pháp luật

Kết Luận Phát hiện chênh

lệch tăng Chỉ được ưu đãi, miễn giảm

theo số thuế đã kê khai, truy thu số thuế chênh lệch tăng và xử phạt theo quy định đối với số thuế chênh lệch tăng

Phát hiện chênh lệch giảm Được hưởng theo số đã kiểm tra

Theo sơ đồ thủ tục hưởng ưu đãi thuế TNDN như trên, doanh nghiệp được tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan thuế phải kiểm tra hồ sơ theo quy định và ra quyết định miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 03/MGTH hoặc thông báo cho người nộp thuế lý do không thuộc diện được miễn thuế, giảm thuế theo mẫu số 04/MGTH ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ.

Trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thực tế. Thời hạn ra quyết định miễn thuế, giảm thuế trong trường hợp này là 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Do doanh nghiệp được tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế nên dẫn đến nhiều trường hợp các doanh nghiệp chưa hiểu rõ và nắm bắt được chính sách pháp luật thuế kịp thời, từ đó các doanh nghiệp đã xác định sai về điều kiện ưu đãi thuế mà mình được hưởng cũng như mức thuế suất ưu đãi, thời gian được hưởng ưu đãi (Đây là trường hợp xảy ra thực tế theo vụ án hành chính đã nêu tại mục 2.2.2). Khi cơ quan thuế quản lý tiến hành kiểm tra và phát hiện sai sót thì doanh nghiệp sẽ bị truy thu và xử phạt với số tiền khá lớn. Hơn nữa điểm này còn gây khó khăn cho các cán bộ thuế khi quản lý bởi mỗi doanh nghiệp đều tự xác định về điều kiện được hưởng ưu đãi, trên thực tế

việc này rất dễ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp khai sai, khai không đúng dẫn đến việc xác minh kiểm tra trở nên khó khăn.

2.2.6.2. Xử phạt vi phạm pháp luật về ưu đãi thuế

Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế TNDN được miễn, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định.

Hình thức xử phạt vi phạm pháp luật đối với những sai phạm về ưu đãi thuế được quy định cụ thể trong Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, cụ thể tại Điều 13:

Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm, nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ, trung thực các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ;

b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà

nước trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế;

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng nếu người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế;

d) Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hoá đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này là 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với mức quy định của pháp luật về thuế.

3. Cơ quan thuế xác định số tiền thuế thiếu, số tiền phạt; số ngày chậm nộp tiền thuế, tiền phạt chậm nộp tiền thuế và ra quyết định xử phạt đối với người nộp thuế [7, Điều 13].

Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hay tăng số thuế được hoàn bao gồm cả hành vi xác định không đúng số thuế mà doanh nghiệp được hưởng ưu đãi dẫn đến làm tăng số thuế phải nộp của doanh nghiệp; theo đó

doanh nghiệp ngoài số tiền thuế bị truy thu thì sẽ bị phạt 10% trên số tiền thuế khai sai và sẽ bị phạt chậm nộp theo mức 0,05%/ngày/số tiền thuế khai sai.

Cùng với sự ra đời của những Luật thuế mới, việc xử phạt vi phạm pháp luật về các chính sách thuế đã được sửa đổi, thay thế bởi Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và hướng dẫn thi hành quyết định hành chính thuế. Nghị định ra đời thay thế cho Nghị định 98/2007/NĐ-CP đã nêu, và việc xử phạt vi phạm đối với việc xác định sai số thuế được hưởng ưu đãi dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp và tăng số thuế được hoàn được quy định tại Điều 10 của Nghị định:

Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn

1. Các trường hợp khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, bao gồm:

a) Hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, tăng số thuế được miễn, giảm nhưng người nộp thuế đã ghi chép kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế làm phát sinh nghĩa vụ thuế trên sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ.

b) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này nhưng khi bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, người vi phạm đã tự giác nộp đủ số tiền thuế khai thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thuế hoặc cơ quan thuế lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận thanh tra thuế.

c) Hành vi khai sai của người nộp thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, giảm đã bị cơ quan có thẩm quyền lập biên bản kiểm tra thuế, kết luận

thanh tra thuế xác định là có hành vi khai man trốn thuế, nhưng người nộp thuế vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và đã tự giác nộp đủ số tiền thuế vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì cơ quan thuế lập biên bản ghi nhận để xác định lại hành vi khai thiếu thuế.

d) Sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn bất hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.

2. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này là 20% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số thuế được miễn, giảm cao hơn so với quy định của pháp luật thuế [10, Điều 10].

Quy định tại Điều 10 đã nêu rõ hơn về các hình thức xử phạt, theo đó kể từ khi Nghị định 129/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì những doanh nghiệp vi phạm khi xác định sai số thuế được hưởng ưu đãi dẫn đến làm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được hoàn sẽ bị phạt nặng hơn với mức phạt là 20%. Việc quy định mức độ xử phạt nặng hơn này sẽ càng làm tăng tính nghiêm minh của pháp luật và sẽ làm giảm bớt được các sai phạm của doanh nghiệp trong việc tính thuế.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 64 - 70)