Về diện ưu đãi thuế TNDN và địa bàn hưởng ưu đãi thuế TNDN

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 96 - 97)

Xu thế các nước trên thế giới hiện nay đang chuyển dần từ ưu đãi dàn trải sang tập trung ưu đãi đặc biệt cho một số ngành, lĩnh vực và địa bàn cụ thể theo định hướng phát triển của mỗi quốc gia. Việc tập trung vào diện ưu đãi và địa bàn hưởng ưu đãi như vậy giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng xác định được những chính sách ưu đãi mà mình sẽ được hưởng, vì vậy, nên xem xét việc sửa đổi, bổ sung thêm về diện ưu đãi thuế và địa bàn hưởng ưu đãi thuế trong Luật thuế TNDN.

- Bổ sung ưu đãi thuế TNDN đối với phần mở rộng của các dự án đầu tư ban đầu:

Pháp luật Việt Nam có quy định về ưu đãi đầu tư, trong đó ưu đãi đầu tư cũng áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các doanh nghiệp đi xin giấy chứng nhận đầu tư, theo yêu cầu của cơ quan cấp phép nhà đầu tư phải cung cấp thông tin ước tính sản lượng sản phẩm mà mình sẽ sản xuất trong bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận. Đây chỉ là số liệu tạm thời, sau một thời gian đi vào hoạt động, các số liệu ban đầu này sẽ thay đổi và doanh nghiệp sẽ cần tăng sản lượng gấp đôi so với dự tính ban đầu. Lúc này doanh nghiệp cần mở rộng sản xuất quy mô, tăng sản lượng sản xuất. Tuy nhiên phần thu nhập từ phần tăng thêm này lại không được hưởng ưu đãi thuế TNDN (Theo Luật thuế TNDN năm 2008)

Khi Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 đi vào thực hiện, phần thu nhập tăng thêm đối với những dự án đầu tư mở rộng đã được hưởng ưu đãi, nhưng phải đáp ứng được một số tiêu chí theo luật định được quy định tại Điều 16 Nghị định 218/2014/NĐ-CP.

rất khó khi dự án đầu tư mở rộng mới đi vào thực hiện. Hơn nữa trong quy định cũng nêu rõ ưu đãi thuế đối với dự án đầu tư mở rộng không áp dụng đối với các trường hợp đầu tư mở rộng do sáp nhập, mua lại doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư đang hoạt đông; điều này vô hình chung cũng đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn sáp nhập. Trên thực tế hiện nay có khá nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn sáp nhập lại để tạo tăng thêm nguồn vốn, thu hút đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất, nhưng những doanh nghiệp này lại không được hưởng chế độ ưu đãi nếu thực hiện việc mở rộng sản xuất. Các nhà làm luật quy định như vậy để tránh trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh không có hiệu quả, muốn sáp nhập lại với nhau để được hưởng ưu đãi thuế TNDN, tuy nhiên nếu quy định cho tất cả các trường hợp sáp nhập hay mua lại thì vô hình chung lại làm mất đi quyền lợi của những doanh nghiệp thực sự kinh doanh có hiệu quả, muốn sáp nhập để tăng quy mô sản xuất và thu hút vốn đầu tư, chuyển đổi loại hình.

Theo tác giả, với quy định trên nên có thêm quy định về những trường hợp sáp nhập hay mua lại của các doanh nghiệp, trường hợp nào được hưởng ưu đãi và trường hợp nào không được hưởng ưu đãi để tránh gây thiệt thòi cho một số doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất một cách chính đáng..

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 96 - 97)