Về mức ưu đãi thuế suất thuế TNDN

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 93 - 96)

Để thu hút đầu tư, xu thế cải cách pháp luật thuế của các quốc gia trên thế giới hiện nay theo hướng là xây dựng các cơ chế ưu đãi minh bạch, thiết thực; chuyển từ ưu đãi theo diện hẹp sang cơ chế hạ mức thuế suất phổ thông. Do vậy, so sánh tình hình ưu đãi thuế TNDN của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới hiện nay, việc cải cách đầu tiên là hạ mức thuế suất phổ thông của thuế TNDN.

Theo Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13, các nhà làm luật đã điều chỉnh hạ mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 22% (riêng đối với những doanh nghiệp có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì áp dụng mức thuế suất là 20%) và dự kiến một số loại hình và chủ thể sẽ được tiếp tục giảm thuế suất trong những năm tới. Tuy nhiên việc hạ mức thuế suất như thế này cũng mang lại một số bất cập.

- Theo tác giả, việc hạ thuế suất phổ thông xuống nhanh như vậy mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, tuy nhiên với một nền kinh tế đang phát triển như đất nước ta, việc hạ mức thuế suất thuế phổ thông xuống đột ngột như vậy dễ làm hụt thu NSNN. Ví dụ, trong những năm 2012-2013 khi làm dự toán số thu NSNN cho các năm sau, Chi cục thuế thành phố Hải Dương

thường có một danh sách dự kiến số thu thuế TNDN sẽ bị giảm do ảnh hưởng của Luật thuế số 32/2013/QH13 với mức thuế suất từ 25% xuống còn 20% (đa số các doanh nghiệp do Chi cục thuế thành phố Hải Dương quản lý đều có mức doanh thu năm dưới 20 tỷ đồng), hơn nữa, bên cạnh việc giảm thuế suất phổ thông, hàng năm Chính phủ và Bộ Tài chính thường xuyên có những văn bản về việc gia hạn, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp, chính điều này sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp có sự ỷ lại, chây ỳ “há miệng chờ sung”. Việc giảm thuế suất đột ngột như vậy cũng gây khó khăn cho cán bộ thuế trong việc đôn đốc và quản lý thu thuế, gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

Về mức hạ hợp lý, theo tác giả, trước hết chỉ cần điều chỉnh giảm thuế suất thuế phổ thông từ 25% xuống còn ở mức 23%-22% chung cho tất cả các doanh nghiệp, sau đó sẽ tiếp tục điều chỉnh giảm theo lộ trình từ nay đến năm 2020 dần dần xuống còn 20% tùy tình hình phát triển kinh tế của đất nước, đây sẽ là biện pháp hợp lý vừa giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển đầu tư, hưởng ưu đãi đồng thời lại tránh làm thất thoát và hụt thu cho Ngân sách Nhà nước.

Hơn nữa nếu mức thuế suất chỉ trong khoảng dưới 25% và trên 20% thì sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp tích lũy vốn, tái sản xuất đầu tư, kích thích sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp sẽ nộp ngân sách nhà nước ít hơn, có thêm vốn đầu tư tái tạo mở rộng sản xuất, kinh doanh mà không làm hụt thu quá nhiều đối với nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, nên thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho hoạt động đầu tư mở rộng như hoạt động đầu tư mới, có như vậy mới tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở kinh doanh đang hoạt động đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp trong nước hiện đang trong quá trình chuyển đổi để hội nhập, thêm vào đó, phần lớn các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất.

Thực chất đây là hoạt động đầu tư mới, chỉ khác ở chữ “cơ sở kinh doanh cũ” với “cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư”.

Bổ sung thêm trường hợp ưu đãi đối với dự án đầu tư chỉ đáp ứng điều kiện là dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư

Hiện nay mức thuế suất áp dụng chung cho các doanh nghiệp đều là 22%, đối với những doanh nghiệp có mức doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng thì áp dụng mức thuế suất là 20%. Mức thuế suất ưu đãi 20% và 10% được áp dụng dựa trên ngành nghề và lĩnh vực được ưu đãi đầu tư, vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nằm ngoài phạm vi ưu đãi về thuế suất nếu không hoạt động trong lĩnh vực được ưu đãi đầu tư.

Thực tế trên địa bàn thành phố Hải Dương, quy mô các doanh nghiệp đều là vừa và nhỏ, rất ít doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp được áp dụng mức thuế suất là 20%, tuy nhiên nếu áp dụng mức thuế suất như vậy thì những ưu đãi về thuế suất đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa gần như không có bởi mức thuế suất phổ thông cho các doanh nghiệp này đã bằng với mức thuế suất ưu đãi. Việc giảm mức thuế suất như đã đề cập ở trên có thể thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như sản xuất, gia công, chế biến nông lâm thuỷ sản, dệt may, da giày; Việc giảm gánh nặng thuế thông qua ưu đãi về mức thuế suất sẽ làm tăng phần lợi nhuận để lại, giúp doanh nghiệp có thêm vốn để đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh.

Như vậy theo tác giả, để đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của doanh nghiệp, tránh việc gây xáo trộn lớn trong nền kinh tế, mức thuế suất từ năm 2013-2017 sẽ là 22%-23% và mức thuế suất từ năm 2017- 2020 sẽ là 20% thì phù hợp hơn với lộ trình cải cách hệ thống pháp luật thuế nói chung và pháp luật về ưu đãi thuế TNDN nói riêng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)