Kiến nghị đối với Chi cục thuế thành phố Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 102 - 111)

Quản lý hơn 2.800 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, Chi cục thuế thành phố Hải Dương trong những năm qua đã đạt nhiều thành tích trong việc quản lý nguồn thu từ những doanh nghiệp này, đặc biệt là nguồn thu từ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, Chi cục thuế thành phố cần có những biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn, cả về cán bộ thuế lẫn những hành vi của doanh nghiệp để hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế.

Thứ nhất, về con người, như đã nêu ở phần trên, hiện nay số cán bộ làm

công tác kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp của Chi cục là hơn 30 cán bộ. Với số lượng doanh nghiệp quản lý trên địa bàn là hơn 2.800 doanh nghiệp (và còn số này sẽ còn tăng lên nữa khi mỗi năm lại có thêm rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập) thì như vậy mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra thuế sẽ phải quản lý gần 100 doanh nghiệp. Đây là một con số rất lớn đối với mỗi cán bộ làm công tác kiểm tra, vì vậy để đảm bảo cho công tác quản lý được chặt chẽ, cần nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ thuế, cung cấp đầy đủ phương tiện trang thiết bị công nghệ cao để các cán bộ thuế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, để tránh xảy ra tình trạng các cán bộ thuế lợi dụng những điểm hạn chế của pháp luật về ưu đãi thuế TNDN để trục lợi cá nhân, cần có những lớp tập huấn thật tốt về đạo đức, kỹ năng làm việc cho các đồng chí tham gia vào công tác kiểm tra quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai, về chính sách thuế, hiện nay có rất nhiều đơn thư hỏi về chính

và thuế suất ưu đãi thuế TNDN. Để giải đáp được thỏa đáng cho các vướng mắc của doanh nghiệp, các cán bộ làm trong bộ phận Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế cần nắm chắc về các chính sách thuế, ban hành công văn giải đáp cho người nộp thuế cần cụ thể, phân tích rõ các điểm doanh nghiệp đang vướng mắc và cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, phân tích làm rõ các quy định trong luật thuế giúp cho các doanh nghiệp nắm bắt được các văn bản pháp luật về thuế mới được ban hành, đặc biệt là các chính sách ưu đãi của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chính sách thuế hiện hành đang xảy ra tình trạng chồng chéo, vì vậy trong các công văn trả lời của Chi cục thuế, cần thiết phải có sự tổng hợp các văn bản luật, đưa ra những giải đáp rõ ràng nhất giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc áp dụng để phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ ba, về thủ tục hưởng ưu đãi thuế TNDN, hơn 2.800 doanh nghiệp

nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hải Dương có rất ít doanh nghiệp đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế TNDN, tuy nhiên những doanh nghiệp đủ điều kiện ưu đãi thuế TNDN lại gặp khá nhiều phiền phức khi làm thủ tục để doanh nghiệp được hưởng chế độ ưu đãi. Để khắc phục tình trạng này, Chi cục thuế thành phố Hải Dương cần phải thực hiện nghiêm những chính sách cải cách hành chính thuế, giúp giảm bớt khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. Đặc biệt các cán bộ của Chi cục thuế thành phố Hải Dương cần cập nhật kịp thời các mẫu biểu về kê khai thuế, quyết toán thuế để cung cấp cho doanh nghiệp trong quá trình doanh nghiệp thực hiện việc kê khai thuế gửi cơ quan thuế.

Kết luận Chƣơng 3

Để hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN cần rất nhiều các giải pháp hợp lý được tiến hành song song. Trong đó bao gồm cả việc đổi mới các quy định cũng như việc nâng cao phẩm chất và năng lực của người cán bộ đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của tài chính và khoa học kỹ thuật hiện đại vào trong công tác quản lý thuế. Trước sự vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế xã hội thì mọi quy định pháp luật không bao giờ là hoàn thiện một cách tuyệt đối, điều này đòi hỏi các nhà làm luật cần không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để sớm có những quy định bổ sung, sửa đổi hợp lý nhất với những thay đổi đó. Trong điều kiện pháp luật ưu đãi thuế TNDN của các nước trên thế giới đang có xu hướng thu hẹp diện ưu đãi như hiện nay, thì pháp luật ưu đãi thuế TNDN Việt Nam cũng cần sớm có những điều chỉnh kịp thời để Việt Nam thực sự trở thành thị trường đầu tư lý tưởng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

KẾT LUẬN

Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đóng vai trò vô cùng quan trọng trong pháp luật thuế TNDN nói riêng và hệ thống pháp luật thuế trực thu nói chung. Trải qua quá trình phát triển, hệ thống pháp luật thuế TNDN trong đó có ưu đãi thuế TNDN của nước ta không ngừng được sửa đổi, bổ sung, cải cách và đổi mới để thích nghi với sự vận động của nền kinh tế đất nước và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Trải qua gần 25 năm kể từ khi Luật thuế lợi tức – văn bản pháp luật thuế đầu tiên áp dụng thống nhất với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế có thu nhập từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam ra đời, pháp luật ưu đãi thuế TNDN đã không ngừng được bổ sung và hoàn thiện để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn kinh tế, xã hội đất nước từng thời kỳ. Hệ thống các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN hiện nay ở Việt Nam gồm ưu đãi về thuế suất, ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế được quy định trong Luật thuế TNDN, ngoài ra còn có rất nhiều các quy định liên quan khác được quy định trong các văn bản pháp luật như Luật đầu tư, Luật xuất bản, Luật doanh nghiệp… Với các thay đổi, cải cách trong thời gian qua, pháp luật ưu đãi thuế TNDN đã thực sự có những bước tiến vượt bậc cả về thủ tục và nội dung quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó, hệ thống pháp luật này vẫn không tránh được những hạn chế, tồn tại nhất định như việc các quy định còn dàn trải, thiếu thống nhất; chủ thể và diện được hưởng ưu đãi còn chưa rõ ràng…

Trong điều kiện môi trường đầu tư của Việt Nam hiện nay còn nhiều điểm chưa thuận lợi như: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chất lượng nhân lực chưa đảm bảo thì pháp luật về ưu đãi thuế TNDN vẫn tiếp tục được coi là yếu tố tác động quan trọng đến quyết định của các nhà đầu tư. Với điều kiện

nguồn lực còn có hạn, để phát huy cao độ hiệu quả của các biện pháp kích thích kinh tế thì vấn đề quan trọng, có tính chất quyết định là việc phải điều chỉnh hệ thống pháp luật về thuế TNDN nói chung và ưu đãi thuế TNDN nói riêng phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Muốn vậy các nhà làm luật cần phải xác định rõ diện, chủ thể được hưởng ưu đãi; các ngành, lĩnh vực cần thiết phải quy định về chế độ hưởng ưu đãi; mức thuế suất và thời gian hưởng ưu đãi…một cách rõ ràng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có cơ hội tiếp cận một cách nhanh nhất và chính xác nhất với những văn bản pháp luật ban hành.Bên cạnh đó, cần có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình áp dụng pháp luật ưu đãi thuế TNDN như: hiện đại hóa quy trình làm việc, nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ ngành thuế, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thuế đến các doanh nghiệp…

Thông qua việc nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, gắn liền quá trình nghiên cứu lý luận với việc phân tích từ thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hải Dương, tác giả mong muốn trong thời gian tới, pháp luật về ưu đãi thuế TNDN sẽ nhanh chóng khắc phục được những hạn chế đang tồn tại, phát huy hơn nữa những thành công mà hệ thống pháp luật này đã đạt được trong thời gian qua.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2008), Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật thuế TNDN, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2012), Căn cứ Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi thành một số điều của Luật thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ, Hà Nội.

3. Bộ Tài chính (2012), Căn cứ Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập

doanh nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài

6. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa

đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, Hà Nội.

7. Chính phủ (2007), Nghị định 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành

quyết định hành chính thuế, Hà Nội.

8. Chính phủ (2008), Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của

Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội.

9. Chính phủ (2013), Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 quy

định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về việc xử phạt vi phạm pháp luật về thuế và hướng

dẫn thi hành quyết định hành chính thuế, Hà Nội.

11. Chính phủ (2014), Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 sửa đổi,

bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế, Hà Nội.

12. Chính phủ (2015), Nghị định số 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi,

bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế, Hà Nội.

13. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2011), Báo cáo Tổng kết công tác

thuế năm 2011 - triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012, Hải Dương.

14. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2012), Báo cáo Tổng kết công tác

thuế năm 2012 - triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013, Hải Dương.

15. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2012), Báo cáo về tình hình kiểm tra

thuế giai đoạn 2009-2012, Hải Dương.

16. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2013), Báo cáo Tổng kết công tác

17. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2014), Báo cáo Tổng kết công tác

thuế năm 2014 - triển khai nhiệm vụ trọng tâm, Hải Dương.

18. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2014), Biểu dự toán DT4 và DT5 Tổng hợp tình hình tăng trưởng thu Ngân sách Nhà nước 05 năm ban hành kèm theo Quyết định số 651/QĐ-TCT ngày 22/4/2010 của Tổng cục thuế về việc ban hành mẫu biểu xây dựng dự toán và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu Ngân sách Nhà nước trong ngành Thuế; được Chi cục thuế thành phố Hải Dương tổng hợp và gửi báo cáo lên Cục thuế tỉnh Hải Dương ngày 25/11/2014 để chuẩn bị cho công tác bảo

vệ dự toán, giao thu ngân sách nhà nước năm 2015, Hải Dương.

19. Chi cục thuế thành phố Hải Dương (2015), Quyết định số 511/QĐ-CCT ngày 12/3/2015 về việc kiểm tra thuế tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thăng Long, kỳ kiểm tra năm 2012 và năm 2013 và Biên bản kiểm tra ngày 06/4/2015 giữa Đoàn kiểm tra thuế số 2 - Chi cục thuế thành phố Hải Dương và Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thăng Long.

20. Chi cục thuế TP Hải Dương (2011), Báo cáo số thu Ngân sách Nhà

nước, Hải Dương.

21. Chi cục thuế TP Hải Dương (2012), Báo cáo số thu Ngân sách Nhà

nước, Hải Dương.

22. Chi cục thuế TP Hải Dương (2013), Báo cáo số thu Ngân sách Nhà

nước, Hải Dương.

23. Chi cục thuế TP Hải Dương (2014), Báo cáo số thu Ngân sách Nhà

nước, Hải Dương.

24. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, “Đặc san tuyên truyền pháp luật số 09, giáo dục pháp luật của Chính phủ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

25. Bạch Minh Huyền (2007), “Chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Thành quả và những hạn chế”, Tạp chí Tài chính, (12) (518). 26. Ngô Thị Cẩm Lệ (2012), Pháp luật về thuế TNDN và thực tiễn trên địa

27. Quốc Hội (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3 tháng 6

năm 2008, Hà Nội.

28. Quốc hội (2013), Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật thuế TNDN năm 2008, Hà Nội.

29. Tổng cục thuế (2002), Hệ thống văn bản pháp luật về thuế Giá trị gia

tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp mới sửa đổi bổ sung, Nxb Bộ tài

chính, Hà Nội.

30. Lê Thị Thu Thủy (2008), “Một số ý kiến về dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc hội, (6). 31. Thu Trang (2007), “Thuế thu nhập doanh nghiệp: Những điều rút ra

trong quá trình thực hiện”, Tạp chí tài chính, (12) (518).

32. Lưu Thị Tuyết (2012), Pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 33. VTCA - Hội tư vấn thuế Việt Nam (2008), Luật thuế giá trị gia tăng,

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và 225 tình huống giải đáp vướng mắc

về thuế, Nxb Bộ tài chính, Hà Nội.

II. Tài liệu tiếng Anh

34. International Tax Alert (2011), Tax incentives for outsourcing companies

in mainland China available – 15 April.

35. Samil PricewaterhouseCoopers (2009), Korean Tax Law Changes for 2009.

III. Trang Web

36. http://pptown.com/archives/304U.S. corporate income tax system reforms and tax policy adjustments.

37. http://en.wikipedia.org/wiki/Corporate_tax_in_the_United_States#Tax_rates. 38. http://thuongxachohan.com.vn/tin-tuc-xem/3020/cai-cach-thue-khi-viet-

39. http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_

Một phần của tài liệu Tài liệu Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo pháp luật (Trang 102 - 111)