Ảnh hưởng của các biến liên quan người chăm sóc và người được chăm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 99 - 100)

chăm sóc tới tự chủ chăm sóc

Kết quả nghiên cứu cho thấy ba yếu tố ảnh hưởng lớn tới mức độ tự chủ chăm sóc của người chăm sóc NCT tại gia đình bao gồm tình trạng sức khỏe của NCT được chăm sóc, thời gian chăm sóc, độ tuổi của người chăm sóc và thu nhập hộ gia đình người chăm sóc.

Sức khỏe của người cao tuổi được đo lường theo mức độ phụ thuộc vào các hoạt động sinh hoạt và chức năng hàng ngày. Kết quả cho thấy mức độ phụ thuộc càng lớn thì càng làm giảm mức độ tự chủ của người chăm sóc đối với cả ba khía cạnh về hiểu biết, thái độ và hành vi chăm sóc. Một số nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự như Wang (2013), Sahai và cộng sự (2018) như đã đề cập trong tổng quan lý thuyết. Như vậy rõ ràng rằng, khi chăm sóc nhóm người cao tuổi với tình trạng sức khỏe phụ thuộc lớn vào các thành viên chăm sóc, thì người chăm sóc sẽ cảm thấy khó khăn hơn đối với việc hiểu và kiểm soát các yếu tố xoay quanh công việc chăm sóc, họ sẽ không cảm thấy tự tin đối với công việc chăm sóc người thân của họ.

Xét về thời gian chăm sóc, kết quả kiểm định cho thấy thời gian chăm sóc càng dài thì mức độ tự chủ của người chăm sóc càng tốt hơn, đặc biệt đối với nhóm người chăm sóc đã trải nghiệm công việc chăm sóc với thời gian trên một năm. Thời gian chăm

sóc dài hơn đồng nghĩa với việc người chăm sóc đã dần thích nghi tốt hơn với vai trò chăm sóc, hiểu hơn về công việc chăm sóc người thân của họ, do vậy họ có thể kiểm soát tốt hơn công việc chăm sóc, kết quả làm tăng mức độ tự chủ của họ.

Xét về độ tuổi, nhóm người chăm sóc có độ tuổi thấp hơn 40 tuổi thì mức độ tự chủ chăm sóc cao hơn so với nhóm người chăm sóc hơn 40 tuổi, kết quả này có thể giải thích rằng những người chăm sóc lớn tuổi thường có thể chất kém và tâm lý không ổn định (Andrén & Elmståhl, 2007) trong khi đó những người chăm sóc trẻ có thể có ít kinh nghiệm hơn trong công việc chăm sóc nhưng họ có thể dễ dàng linh hoạt điều chỉnh theo tình huống và học hỏi thêm các kỹ năng hay kiến thức để chăm sóc người thân. Do vậy, họ cảm thấy có thể kiểm soát tốt hơn đối với công việc chăm sóc người thân của họ.

Ngoài ra, thu nhập hộ gia đình người chăm sóc cũng cho thấy có sự khác biệt giữa người chăm sóc thuộc nhóm thu nhập hộ gia đình cao và nhóm thu nhập hộ gia đình thấp hơn mức thu nhập hộ trung bình tại Việt Nam năm 2020 (15 triệu). Thu nhập hộ gia đình thể hiện sự đảm bảo về nguồn lực tài chính đối với người chăm sóc NCT tại gia đình. Do vậy, để có thể kiểm soát tốt được công việc chăm sóc, thì người chăm sóc cũng cần được đảm bảo một nguồn lực tài chính nhất định để hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn trong công việc chăm sóc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w