Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 58 - 59)

Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy ba khía cạnh chủ yếu của tự chủ chăm sóc tại gia đình ở Việt Nam bao gồm thái độ, hiểu biết, hành vi. Trong đó, thái độ thể hiện cách mà người chăm sóc cảm thấy tự tin kiểm soát đối với các vấn đề xoay quanh công việc chăm sóc. Hiểu biết thể hiện những gì mà người chăm sóc biết về tình trạng sức khỏe của người được chăm sóc, các dịch vụ thông tin chăm sóc, khám chữa bệnh cần cho người được chăm sóc, hay các yếu tố môi trường xung quanh khác ảnh hưởng tới quá trình chăm sóc. Hành vi thể hiện những hành động cụ thể mà người chăm sóc đã

thực hiện để làm tốt vai trò chăm sóc và đạt được sự chủ động trong quá trình chăm sóc. Ba khía cạnh này tương tự như tổng quan khái niệm về tự chủ chăm sóc, tuy nhiên kết quả định tính đã làm rõ được các vấn đề mà từng khía cạnh về thái độ, hiểu biết, hành vi phản ánh. Trên cơ sở đó để điều chỉnh và rút gọn thang đo gốc về tự chủ chăm sóc (family caregiver empowerment) của Koren và cộng sự (1992) theo từng khía cạnh này. Ngoài ra một số chỉ báo trong thang đo gốc về tự chủ chăm sóc chủ yếu đặc trưng cho người chăm sóc cho đối tượng con cái, do vậy những chỉ báo không phù hợp này cũng được loại ra dựa trên kết quả định tính.

Đối với thang đo Giá trị gia đình, kết quả cho thấy sự phân tách rõ giữa hai khía cạnh: Niềm tin về trách nhiệm gia đình và Niềm tin về sự hỗ trợ, gắn kết gia đình. Đồng thời kết quả 20/24 NCS tại gia đình cho thấy Giá trị gia đình có tác động thuận chiều tới mức độ tự chủ chăm sóc. Đối với những người chăm sóc còn lại, có thể họ phải cân bằng giữa vai trò đi làm tạo thu nhập và vai trò chăm sóc, do vậy tác động của giá trị gia đình tới tự chủ chăm sóc chưa thật sự rõ ràng.

Đối với tác động của hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc, thì hầu như rất ít người chăm sóc nhận được sự hỗ trợ từ các các tổ chức, chương trình cộng đồng (tổ chức Nhà nước, nhóm xã hội, tình nguyện viên chăm sóc, cộng đồng chăm sóc, các tổ chức phi chính phủ,…) tuy nhiên với những nhóm người chăm sóc có nhận được sự hỗ trợ từ nhóm nguồn lực này thì lại cho thấy sự cải thiện đáng kể trong mức độ tự tin, sự hiểu biết và sự chủ động tích cực tham gia công việc chăm sóc của họ.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của giá trị gia đình và hỗ trợ xã hội tới tự chủ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình. (Trang 58 - 59)