chủ chăm sóc
Lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) chỉ ra rằng, người chăm sóc sẽ phải đối mặt với 2 nhóm gây căng thẳng. Nhóm gây căng thẳng thứ nhất bao gồm chủ yếu các yếu tố
khách quan tác động trực tiếp tới kết quả chăm sóc như nhu cầu chăm sóc hay đặc điểm người được chăm sóc. Nhóm gây căng thẳng thứ hai bao gồm các yếu tố như xung đột vai trò (role conflict, sự đảm bảo về thu nhập). Tuy nhiên lý thuyết này chỉ ra rằng, với việc đối mặt cùng với hai nhóm căng thẳng này, thì kết quả chăm sóc vẫn có sự khác biệt đối với các nhóm chăm sóc khác nhau. Chẳng hạn, với cũng hai người chăm sóc đều phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò (vai trò chăm sóc và làm việc), nhưng kết quả chăm sóc lại có sự khác biệt. Do vậy, lý thuyết chỉ ra rằng tồn tại các yếu tố nguồn lực khác tác động tới quá trình căng thẳng của một người. Các yếu tố nguồn lực này bao gồm nguồn lực cá nhân (chiến lược đối mặt), nguồn lực xã hội (sự hỗ trợ xã hội) ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp tới kết quả chăm sóc. Các nghiên cứu dựa trên lý thuyết quá trình cẳng thẳng đã cho thấy, khi một cá nhân có đủ nguồn lực cá nhân và nguồn lực xã hội để đối mặt với các vấn đề căng thẳng thì ảnh hưởng của các yếu tố căng thẳng này tới quá trình chăm sóc sẽ giảm xuống (Cassel, 1976). Vậy trong luận án này tác giả đặt câu hỏi, khi có sự xuất hiện của các nguồn lực này hoặc yếu tố nền tảng liên quan tới các nguồn lực này (như văn hóa, địa vị kinh tế xã hội, …) thì có làm cải thiện kết quả chăm sóc tích cực của người chăm sóc, cụ thể trên khía cạnh tự chủ chăm sóc hay không? Hiện tại lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) có đề cập tới một số khía cạnh tích cực của kết quả chăm sóc như mức độ hạnh phúc (well-being) hay sự nỗ lực đạt được của người chăm sóc. Tuy nhiên, luận án này đề cập tới một khía cạnh kết quả tích cực khác đó là sự tự chủ của người chăm sóc.
Lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) đề cập nhiều yếu tố tác động tới quá trình căng thẳng, tuy nhiên trong phạm vi luận án này, tác giả tập trung vào ba yếu tố đó là sự hỗ trợ xã hội, giá trị gia đình, xung đột công việc – chăm sóc. Theo lý thuyết này, hai nguồn lực bao gồm nguồn lực xã hội và nguồn lực cá nhân sẽ thúc đẩy kết quả chăm sóc tích cực đối với người chăm sóc. Do luận án nghiên cứu về kết quả tích cực trên khía cạnh tự chủ chăm sóc, do vậy sẽ hướng đến giải thích cơ chế tác động của các yếu tố nguồn lực và các yếu tố nền tảng liên quan tới các nguồn lực này (như văn hóa, địa vị kinh tế xã hội…) tác động như thế nào tới quá trình chăm sóc để đạt được kết quả chăm sóc tích cực. Thứ nhất, nguồn lực xã hội đề cập đến sự hỗ trợ xã hội đối với người chăm sóc, lý thuyết này chỉ ra rằng sự hỗ trợ xã hội này sẽ thúc đẩy các kết quả tích cực đối với quá trình chăm sóc. Do vậy, dựa trên quan điểm lý thuyết của Pearlin và cộng sự (1990), tác giả cũng xem xét tác động của yếu tố nguồn lực hỗ trợ xã hội tới việc đạt được kết quả tự chủ chăm sóc của người chăm sóc. Xét về nguồn lực cá nhân, mô hình lý thuyết đề cập tới các phương thức đối mặt (coping strategies) mà các cá nhân lựa chọn sẽ giúp họ vượt qua được những thử thách khó khăn mà họ gặp phải. Phương thức đối mặt thể hiện các hành vi mà các cá nhân
sử dụng để nỗ lực ngăn chặn hoặc tránh các yếu tố gây căng thẳng và hậu quả của nó (Pearlin, 1991; Pearlin & Aneshensel, 1986). Những hành vi này có thể thay đổi tình huống dẫn tới việc phát triển các yếu tố gây căng thẳng hoặc để xác định ý nghĩa của các yếu tố gây căng thẳng theo cách làm giảm sự gia tăng căng thẳng. Chẳng hạn như người chăm sóc hiểu được ý nghĩa của công việc chăm sóc thì sẽ giảm sự gia tăng căng thẳng trong quá trình chăm sóc, và từ đó hướng tới các kết quả chăm sóc tích cực hơn đối với họ. Tuy nhiên, khi đề cập tới nguồn lực cá nhân này, Pearlin và cộng sự (1981) nhấn mạnh cần tập trung nhiều hơn vào các yếu tố nền tảng là gốc rễ, quyết định hành vi lựa chọn chiến lược đối mặt này. Các yếu tố nền tảng đó bao gồm giá trị niềm tin văn hóa, địa vị kinh tế xã hội, lịch sử cá nhân,…Trong đó, đặc biệt giá trị niềm tin văn hóa (bao gồm niềm tin về giá trị gia đình) là yếu tố giá trị truyền thống đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia chuyển đổi phát triển kinh tế xã hội hiện đại hóa như Việt Nam. Do vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết quá trình căng thẳng của Pearlin và cộng sự (1990), luận án sẽ làm rõ yếu tố nền tảng liên quan tới văn hóa, cụ thể là niềm tin về giá trị gia đình sẽ tác động như thế nào tới quá trình căng thẳng của người chăm sóc, hướng tới việc đạt được tự chủ chăm sóc của họ. Việc lựa chọn yếu tố niềm tin giá trị gia đình và đánh giá tác động của nó tới quá trình và kết quả chăm sóc sẽ giúp đi sâu vào bản chất của việc hình thành nguồn lực cá nhân của người chăm sóc trong bối cảnh chăm sóc tại Việt Nam, đem lại góc nhìn sâu sắc hơn khi đề cập đến nguồn lực cá nhân này.
Ngoài ra, lý thuyết Pearlin và cộng sự (1990) đề cập tới 2 nhóm nhân tố gây căng thẳng. Ngoài nhóm nhân tố gây căng thẳng chính liên quan tới đặc điểm người chăm sóc, nhu cầu chăm sóc mà bất cứ người chăm sóc nào cũng phải đối mặt thì nhóm nhân tố gây căng thẳng thứ cấp về xung đột vai trò liên quan trực tiếp tới đối tượng nghiên cứu của luận án là người chăm sóc hiện vẫn đang đi làm. Họ sẽ phải đối mặt nhiều với nhóm gây căng thẳng thứ hai liên quan tới xung đột khi phải đảm nhận cùng lúc nhiều vai trò: vai trò chăm sóc và vai trò lao động ngoài ra hội. Tuy nhiên rõ ràng rằng, với cùng hai người chăm sóc đều phải đảm nhận cùng lúc hai vai trò (vai trò chăm sóc và làm việc), nhưng kết quả chăm sóc lại có sự khác biệt. Do vậy việc tập trung khai thác tác động của các biến số nền tảng, cụ thể trong luận án này là giá trị gia đình, sẽ giúp hiểu rõ hơn về một phần về cơ chế tác động của các yếu tố tới nhóm nhân tố gây căng thẳng thứ cấp, cụ thể là xung đột công việc – chăm sóc trong mô hình nghiên cứu của Pearlin và cộng sự (1990), từ đó sẽ có thể đánh giá được tác động của nó tới kết quả chăm sóc tích cực của đối tượng chăm sóc là người lao động gia đình vẫn đang đi làm.