Thiết bị cô đặc:

Một phần của tài liệu Phạm Thị Tường Vi (Trang 55 - 56)

Cấu tạo: gồm 2 phần chính

+ Bộ phận đun sôi dung dịch (phòng đốt) trong đó bố trí bề mặt truyền nhiệt để đun sôi dung dịch

+ Bộ phận bốc hơi (buồng bốc) là một phòng trống, ở đây hơi thứ được tách ra khỏi hỗn hợp.

Nguyên tắc hoạt động

Ở mỗi nồi, dung dịch đi vào phòng đốt ngoài kiểu đứng, tại đây dung dịch được đun sôi tạo thành hỗn hợp lỏng hơi đi qua ống dẫn vào phòng bốc hơi, dung dịch đi trong ống, hơi đi trong khoảng không giữa các ống, trao đổi nhiệt qua bề mặt truyền nhiệt.

Tại phòng bốc hơi, hơi thứ được tách ra đi lên phía trên, dung dịch còn lại đi về phòng đốt theo ống tuần hoàn.

Hệ thống cô đặc 2 cấp tuần hoàn, dung dịch đi vào nồi thứ nhất, sản phẩm lấy ra ở nồi cuối cùng.

Ưu điểm

Thiết bị cô đặc phòng đốt ngoài vận tốc tuần hoàn tốt hơn nên làm giảm thời gian cô đặc. Hệ 2 nồi làm việc ở áp suất chân không sẽ giảm được ảnh hưởng của nhiệt đến chất lượng sản phẩm.

Hình 5.9. Thiết bị cô đặc chân không [25]

Năng suất công đoạn: 284,79 (kg/h) [ Bảng 4.6]

+ Áp lực hơi nước: 0,05÷0,09 Mpa + Lượng hơi tiêu thụ: 400 kg/h

+ Lượng nước tuần hoàn làm mát: 10÷15 tấn/h. + Nhiệu độ nồi 1: 80÷90ºC, nồi 2: 55÷70ºC.

+ Độ chân không nồi 1: 0,02÷0,04 MPa, nồi 2: 0,05÷0,08 MPa. + Kích thước: 4500 × 1000 × 3200 mm

Năng suất bay hơi của công đoạn cô đặc: 284,79 - 79,74 = 195,05 (kg/h). Số thiết bị cần chọn: n = = 0,39.Vậy chọn 1 thiết bị.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Tường Vi (Trang 55 - 56)