Nhà vệ sinh

Một phần của tài liệu Phạm Thị Tường Vi (Trang 84 - 85)

Nhà được bố trí ở cuối hướng gió và được chia ngăn ra nhiều phòng dành cho nam, nữ: phòng vệ sinh nam, phòng tắm nam, phòng thay áo quần nam, phòng vệ sinh nữ, phòng tắm nữ, phòng thay áo quần nữ, phòng giặt là, khu vực rửa.

Nhà sinh hoạt tính cho 60% nhân lực của ca đông nhất: 0,6 × 95 = 57 (người). Trong nhà máy thực phẩm công nhân nữ chiếm đa số và thường chiếm tỉ lệ 70%, nam chiếm 30%:

Số công nhân nam: 57 × 30% ≈ 18 (người). Số công nhân nữ: 57 × 70% ≈ 40 (người).

a. Các phòng dành riêng cho nam

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 (m2/người) Diện tích: 0,2 × 18 = 3,6 (m2).

+ Nhà tắm: Chọn 6 người/phòng tắm.

Chọn 3 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9  0,9 m Tổng diện tích: 3 × 0,9 × 0,9 = 2,43 (m2).

+ Phòng vệ sinh: chọn 2 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 0,9 m Tổng diện tích: 2 × 1,2 × 0,9 = 2,16 (m2).

Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nam là: 3,6 + 2,43 + 2,16 = 8,19 (m2).

b. Các phòng dành riêng cho nữ

+ Phòng thay áo quần: chọn 0,2 m2 /người Diện tích: 0,2 × 40 = 8 (m2).

+ Nhà tắm: chọn 6 người/vòi tắm.

Chọn 6 phòng, kích thước mỗi phòng 0,9 × 0,9 (m). Tổng diện tích: 6 × 0,9 × 0,9 = 4,86 (m2).

+ Phòng vệ sinh: chọn 3 phòng, kích thước mỗi phòng 1,2 × 0,9 (m). Tổng diện tích: 3 × 1,2 × 0,9 = 3,24 (m2).

Vậy tổng diện tích các phòng dành riêng cho nữ là: 8 + 4,86 + 3,24 = 16,1 (m2)

c. Phòng giặt là

Chọn kích thước phòng: 3 x 3 x 3 (m). Diện tích phòng: 3 × 3 = 9 (m2)

d. Khu vực rửa

Tính cho 20 công nhân/1 chậu rửa. Số chậu rửa: 95/20 = 4,75. Chọn 5 chậu.

Chọn diện tích khu vệ sinh: 36 m2. Kích thước: 9×4×3 m.

Một phần của tài liệu Phạm Thị Tường Vi (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w