từ thực trạng chất lượng môi trường và nhu cầu BVMT của mỗi địa phương. Việc quản lý sẽ ưu tiên xử lý các vấn đề môi trường hiện đang bức xúc; ô nhiễm môi trường nghiêm trọng hay các vấn đề về môi trường liên quan đến nhu cầu thiết yếu của cộng đồng như ô nhiễm môi trường nguồn nước, không khí; chú trọng BVMT khu dân cư, những nơi có chất lượng môi trường không đảm bảo hoặc nơi có nhu cầu phát triển hạ tầng kỹ thuật địa phương để BVMT. Hiện nay công tác BVMT đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc. Vì vậy công tác QLNN về môi trường đòi hỏi phải sâu sát với thực trạng chất lượng và nhu cầu BVMT của mỗi địa phương.
1.3.2. Chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nướcvề môi trường và quản lý nhà nước cấp cao hơn về môi trường về môi trường và quản lý nhà nước cấp cao hơn về môi trường
Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp và những chính sách của các cấp cao hơn, vừa tính tới đặc thù địa phương. Sự đúng đắn và thành công của chính sách cấp địa phương có vai trò quan trọng trong đảm bảo sự thành công của chính sách cấp trung ương. Các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động QLNN về BVMT: Tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật; tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cương và văn hóa