- Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3.2.1. Hoàn thiện việc ban hành và cụ thể hóa các văn bản quản lý nhà nước về môi trường phù hợp với điều kiện địa phương
nhà nước về môi trường phù hợp với điều kiện địa phương
Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở cho việc quản lý môi trường. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự quản lý của nhà nước về môi trường. Chất lượng của sự quản lý này tỷ lệ thuận với sự hoàn chỉnh, đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật QLNN về môi trường, cho nên để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về môi trường cần phải làm một số việc sau:
Cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường; Luật Biển và các văn bản pháp luật QLNN về MT khác. Xây dựng cơ chế, chính sách, các văn bản QLNN về MT phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh và định hướng đến 2025. Lồng ghép các yêu cầu QLNN về MT vào các chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển các ngành ở địa phương.
Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về MT của các sở ban ngành liên quan và các địa phương. Nâng cao tính chủ động sáng tạo của các tổ chức chính trị xã hội và đoàn thể trong việc tham gia giám sát các hoạt động QLNN về MT. Thúc đẩy việc xã hội hóa công tác BVMT.
cường công tác giám sát sau khi ĐTM đã được phêduyệt.
Xây dựng quy chế Quản lý NN về MT trong các KCN, khu du lịch và khu kinh tế-thương mại. Phải có hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, các chế tài phù hợp về quản lý môi trường và đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm, quản lý đô thị của các tổ chức cá nhân.
Tăng cường giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư. Đặc biệt là nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, Đảng viên, làm cho nhiệm vụ BVMT trở thành mối quan tâm hàng đầu trong mỗi quyết sách phát triển KTXH, trong mỗi người dân và toàn xã hội. Xây dựng và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và nâng cao nhận thức về môi trường.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phố biến chính sách, chủ trương, pháp luật và các thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho mọi người, đặc biệt là trong thanh thiếu niên. Đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình, sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần
thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông.
Tạo thành dư luận xã hội lên án nghiêm khắc đối với các hành vi gây mất vệ sinh và ô nhiễm môi trường đi đôi với việc áp dụng các chế tài, xử phạt nghiêm khắc, đúng mức mọi vi phạm.
Công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân cần phải làm thường xuyên liên tục, tránh làm theo phong trào.
Để xây dựng tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới phát triển một cách bền vững tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng và ban hành quy chế QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh trong đó tích cực
phòng ngừa, cải thiện chất lượng môi trường tại các khu công nghiệp, khu dân cư, khu du lịch; chỉ đạo các đơn vị liên quan cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các sông, hồ, ven biển; thường xuyên thanh kiểm tra, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường; xử lý triệt để, không để phát sinh điểm ô nhiễm mới. UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh, Sở TN&MT và các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra tình hình xử lý các xe vận chuyển đất đá, vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường là những nhiệm vụ chủ yếu trong công tác quản lý môi trường trong thời gian tới nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Một số giải pháp được đề ra nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLNN về MT tại tỉnh Quảng Nam từ khâu ban hành văn bản đến việc triển khai thực hiện và công tác kiểm tra đánh giá. Sau đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.