Hiện trạng môi trường nước, đất và chất thải rắn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 41)

- Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa

b. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân:

2.2.1. Hiện trạng môi trường nước, đất và chất thải rắn

Nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ của tỉnh Quảng Nam nhìn chung chưa bị ảnh hưởng xấu bởi các chất gây ô nhiễm, nhất là các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Vấn đề ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Tỉnh chỉ mang tính cục bộ. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là chất rắn lơ lửng, chất thải hữu cơ và vi sinh (Coliform và E. Coli), ( Chi tiết kèm theo tại Bảng 2.1 tóm tắt về các vấn đề chất lượng môi trường nước tỉnh Quảng Nam).

Chất gây ô nhiễm đối với nguồn nước mặt ở tỉnh Quảng Nam chủ yếu là các chất hữu cơ, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Nguồn và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ô nhiễm này là:

a. Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chưa qua xử lý được thải trực tiếp hay qua hệ thống thoát nước chung đổ vào các sông, hồ;

b. Nước mưa chảy tràn mặt có mang theo chất thải, nước thải và phân gia súc, gia cầm, rồi chảy vào thủy vực;

c. Nước thải từ các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp… chưa qua xử lý hay mới được xử lý sơ bộ (lắng) đã được đổ thải vào các thủy vực.

d. Nước thải từ các đầm nuôi tôm được xả trực tiếp xuống sông Trường Giang. Hoạt động khai thác cát, sỏi trên các đoạn sông là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng tại nhiều đoạn sông. Ngoài ra chất thải phát sinh trong quá trình khai thác khoáng sản, như: titan, vàng… của các doạnh nghiệp và tư nhân tại một số huyện miền núi của Tỉnh (như: tại các khu vực

thuộc địa bàn xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My và thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước) tiềm ẩn các mối đe dọa ô nhiễm nguồn nước bởi các chất như: Thủy ngân, Xianua…

Nước ngầm tầng nông (nước giếng) tại một số vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị ô nhiễm bởi vi sinh; nước chua, có mùi hôi. Nguyên nhân chính là do sự thâm nhập chất gây ô nhiễm từ các nguồn nước mặt, trong đó có:

thải ;

- Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và một số doanh nghiệp; - Nước thải từ các ao đầm nuôi tôm tại một số vùng ven biển;

- Hiện tượng ngập úng thường xảy ra vào mùa mưa, lưu giữ các chất

Bên cạnh đó việc khai thác bừa bãi, thiếu kiểm soát nước ngầm cũng là nhân tố xúc tác làm gia tăng mức độ ô nhiễm. Trong nước ngầm ở một số nơi còn phát hiện thấy Asenic song chưa có đủ số liệu để đánh giá.

Nước biển ven bờ chủ yếu bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng. Nguyên nhân chính là do nước từ các con sông đổ ra có mang một lượng lớn chất rắn lơ lửng, đặc biệt vào mùa mưa. Ngoài ra, có tác động của hoạt động tàu thuyền ven biển. Mật độ tắm biển của khách du lịch vào mùa hè cao cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng nước tại các bãi tắm, mặc dù chi mang tính thời điểm.

Hạ lưu các sông Thu Bồn và Tam Kỳ, trong đó đô thị Hội An, Tam Kỳ và Núi Thành chịu sức ép rất lớn từ chất thải của các hoạt động kinh tế - xã hội. Tổng thải lượng BOD, COD, Phốt pho tại hạ lưu các sông này đều có xu hướng gia tăng (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam, 2017).

Vấn đề bức xúc lớn hiện nay là hầu hết các đô thị ở Quảng Nam đều không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Thải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm) trong nước thải sinh hoạt từ các điểm dân cư đô thị và nông

thôn tỉnh Quảng Nam được ước tính theo dân số năm 2017 ( Chi tiết kèm theo

tại Bảng 2.2 về Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tỉnh Quảng Nam).

Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày.đêm) trong nước thải công nghiệp từ các khu công nghiệp/cụm công nghiệp tỉnh Quảng Nam được ước tính trong Bảng 2.3 ( Chi tiết về tải lượng ô nhiễm trong nước thải thải công nghiệp từ các

KCN/CCN tỉnh Quảng Nam).

Tổng lưu lượng nước thải từ các bệnh viện và các cơ sở y tế tỉnh Quảng Nam ước tính khoảng 1.960 m3/ngày.đêm, trong đó có chứa 4.900 kg BOD và 6.860 kg COD. Những con số này có thể còn rất thô, song cũng cho thấy mức độ sinh nước thải từ các hoạt động kinh tế, dân sinh và tiếp nhận nước thải của các nguồn nước, đặc biệt là nước mặt là rất lớn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w