Kinh nghiệm tại thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 32)

Môi trường hiện là vấn đề được thành phố Đà Nẵng quan tâm nhiều nhất và đặt lên hàng đầu trong sự phát triển. Các ngành của thành phố có biện pháp triển khai quyết liệt bằng nhiều giải pháp quản lý và kỹ thuật để xử lý triệt các điểm nóng về ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và khu du lịch. KCN Dịch vụ Thủy sản Đà Nẵng. Đến nay tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đổ về Trạm xử lý nước thải tập trung luôn giữ mức ổn định, lưu lượng nước thải phát sinh trung bình khoảng 2.600 m3/ngày đêm. Sau khi cải tạo một số hạng mục của công trình xử lý, trạm XLNT tập trung đã đi vào vận hành ổn định, hiệu suất xử lý đạt 93 - 95%, chất lượng nước thải sau xử lý cơ bản đạt yêu cầu, mùi hôi đã giảm thiểu đáng kể.

Âu thuyền Thọ Quang đã hoàn thành nạo vét tại các khu vực ô nhiễm với khối lượng bùn nạo vét 28.540 m3. Đồng thời, đầu tư xây dựng trạm bơm điều hòa Âu thuyền Thọ Quang, hiện đang hoạt động thử nghiệm, kết hợp tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân tại Âu thuyền, xây dựng Quy chế quản lý Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang để quản lý việc xả nước thải trên tàu vào khu vực Âu thuyền.

Xây dựng và triển khai Đề án thu gom rác thải theo giờ nhằm hạn chế trên 50% số lượng các thùng rác đặt trên các đường phố khu vực nội thị và hạn chế tối đa trên 80% việc đặt thùng rác trên các đường phố chính. Trên cơ sở đó, Sở đã chỉ đạo Công ty Cổ phần Môi trường đô thị thành phố triển khai thực hiện thu gom rác theo giờ giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 01/5/2012. Đến nay đã triển khai được 24/24 tuyến đường, 01 khu dân cư (KDC số 3) theo yêu cầu tại giai đoạn 1 của Đề án và tuyến đường Hoàng Diệu (bổ sung) thuộc các quận: Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Hải Châu. Việc triển khai Đề án đã khuyến khích người dân đổ rác đúng giờ, nâng cao ý thức trong việc bảo vệ môi trường, góp phần đảm bảo mỹ quan đô thị, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và được sự đồng thuận cao của người dân, giảm thời gian xuất hiện của khoảng 1.000 thùng rác trên đường phố.

Triển khai thực hiện tốt Đề án “Thu gom rác thải theo giờ” nhằm hạn chế thời gian đặt thùng rác trên các tuyến phố chính trong khu vực nội thị.

Ứng dụng kết quả Đề án “Điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, cạn kiệt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” vào công tác quản lý nhà nước; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn thành phố.

Ngành nỗ lưc phấn đấu nâng cao trong công tác quản lý Nhà nước về môi trường, mà nổi bật là hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường và quản lý chất thải, để góp phần hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong lộ trình “Xây

dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường” vào năm 2020.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 30 - 32)