- Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trường.
3.2.7. Tăng cường bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện QLNN về môi trường:
vững. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh ở các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch, thân thiện môi trường; đặc biệt, đầu tư các dự án khai thác tại các khu vực vui chơi, vườn dạo, hồ trên địa bàn tỉnh nhằm giảm nguồn chi NSNN cho các hoạt động quản lý BVMT địa phương. Tiến hành di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư .
Bên cạnh đó, thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo, các quy định về BVMT nông thôn, đô thị, khu công nghiệp, làng nghề; cơ chế chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực thu gom, xử lý, tái chế chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh. Huy động sự đóng góp kinh phí của nhân dân, các cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn, kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình môi trường trên địa bàn tỉnh.
3.2.7. Tăng cường bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện QLNN vềmôi trường: môi trường:
Đào tạo cán bộ chuyên môn môi trường, cán bộ quản lý môi trường, cán bộ kiêm nhiệm công tác BVMT ở tất cả các cấp ngành. Đối với các khu công nghiệp và các khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung cần phải có một lực lượng nòng cốt được đào tạo về quản lý môi trường, do UBND chủ quản bổ nhiệm.
Phát động phong trào toàn tỉnh tham gia BVMT, duy trì và phát triển các phong trào hiện có. Xây dựng tiêu chí khen thưởng về môi trường hàng năm cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác BVMT. Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về BVMT của toàn xã hội; cổ động liên tục cho các phong trào toàn dân BVMT, nêu gương điển hình trong việc BVMT. Tiếp tục đổi mới pháp luật, thể chế nhằm phát huy hơn nữa sáng kiến và tinh thần làm chủ của nhân dân trong việc quản lý xã hội và cộng đồng. Nâng cao sự tham gia của cộng đồng trong việc xem xét đánh giá tác động môi trường bằng cách thể chế hóa vai trò tham gia của quần chúng và có các biện pháp cưỡng chế thực hiện, trước hết đối với các dự án lớn, có ảnh hưởng sâu rộng tới dân cư. Các tổ chức, đoàn thể quần chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính bền vững trong phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn từng địa phương. Cần tăng cường trách nhiệm và năng lực cho các tổ chức, đoàn thể trên để phát huy có hiệu quả vai trò này.
Tạo cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách khuyến khích cá nhân, tổ chức và cộng đồng tham gia công tác QLNN về MT. Hình thành các loại hình tổ chức, đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về BVMT, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác.
Chính quyền các cấp cần phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện về mọi mặt để các tổ chức, đoàn thể quần chúng và cộng đồng dân cư có thể thực hiện được những mục tiêu của các phong trào vì sự PTBV. Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, cam kết về BVMT và các mô hình tự quản về môi trường của cộng đồng dâncư.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp nguồn tài chính cho đầu tư thực hiện các quy chế về BVMT, phòng ngừa và khắc phục ô nhiễm, tạo