Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 43 - 45)

- Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa

b. Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và đời sống nhân dân:

2.2.3. Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Kết quả điều tra của Sở TN&MT Quảng Nam năm 2018 cho thấy, tổng khối lượng chất thải rắn đô thị và thị trấn phát sinh ở Quảng Nam là 591tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 75% tổng khối lượng phát sinh và khoảng 25% vẫn để trôi nổi ngoài môi trường. Rác vô cơ chiếm khoảng 50%, còn lại bao gồm các thành phần khác (kim loại, nhựa, thủy tinh…).

TT Tên huyện/thị Dân số (người)

Lượng chất thải phát sinh (tấn/ngày) 01 Thành phố Tam Kỳ 103.730 91,65 02 Thành phố Hội An 90.543 78,36 03 Huyện Điện Bàn 195.048 7,60 04 Huyện Thăng Bình 186.964 13,09 05 Huyện Bắc Trà My 36.650 106,33 06 Huyện Nam Trà My 21.139 126,90 07 Huyện Núi Thành 142.020 88,90

08 Huyện Phước Sơn 20.114 85,39

09 Huyện Tiên Phước 73.717 17,25

10 Huyện Hiệp Đức 39.696 13,08

11 Huyện Nông Sơn 34.524 13,06

12 Huyện Đông Giang 21.192 26,29

13 Huyện Nam Giang 20.111 124,13

14 Huyện Đại Lộc 158.237 49,25

15 Huyện Phú Ninh 84.477 27,74

16 Huyện Tây Giang 13.992 10,88

17 Huyện Duy Xuyên 131.242 93,65

18 Huyện Quế Sơn 97.537 51,96

Tại khu vực đô thị, theo thống kê của Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Nam, tổng lượng chất thải rắn thu gom năm 2018 là 151.680 m3, tương đương 415,56 m3/ngày tại các huyện Thăng Bình, Núi Thành, Quế Sơn, Duy Xuyên, Điện Bàn, Đại Lộc, Tiên Phước, Hiệp Đức và thành phố Tam Kỳ. Riêng tại thành phố Hội An là 45 tấn/ngày, tương đương 100 m3/ngày.

Tại nông thôn, tổng lượng chất thải rắn phát sinh ước tính khoảng 671,27 tấn/ngày. Trong đó, chất thải hữu cơ chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 80% tổng lượng phát sinh. Lượng rác này chưa được thống kê. Việc thu gom chất thải rắn tại các vùng nông thôn nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn, do: (1) phương tiện thu gom còn thiếu thốn, chưa được đầu tư; (2) rác chủ yếu vẫn được vứt bỏ trong khu vườn của các hộ gia đình.

Lượng rác sinh hoạt từ các khu dân cư đô thị và nông thôn tỉnh Quảng Nam năm 2018, tại Bảng 2.6 như sau:

Tỉnh Quảng Nam hiện nay có 05/07 Khu Công nghiệp (KCN) và 43/157 Cụm Công nghiệp (CCN) đã được triển khai theo quy hoạch. Lượng CTR phát sinh mới chỉ thống kê đối với các KCN. Những loại hình sản xuất chủ yếu của các KCN trên địa bàn Tỉnh là chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ sản xuất khẩu, thức ăn chăn nuôi thuỷ sản, dệt may, giày da xuất khẩu, sản xuất và lắp ráp ô tô, vật liệu xây dựng, điện tử… Tổng lượng CTR phát sinh của các KCN này khoảng 43,43 tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt là 7,05 tấn/ngày, CTR công nghiệp là 26,95 tấn/ngày, CTR nguy hại là 9,43 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom tại các KCN khoảng 80%.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có tổng cộng 270 cơ sở y tế với 3.771 giường bệnh và khoảng 15.084 bệnh nhân/tháng. Kết quả điều tra về chất thải rắn tại các cơ sở y tế của Sở TNMT tỉnh Quảng Nam, cho thấy, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh trên địa bàn là 135,76 tấn/ngày, trong đó chất thải sinh hoạt: 1.025,49 tấn/ngày và chất thải nguy hại: 33,939 tấn/ngày.

Tại các thành phố, thị xã và huyện vùng đồng bằng, lượng CTR y tế nguy hại được thu gom đến 90% và được xử lý tại lò đốt của Bệnh viện đa khoa tỉnh. Tại các huyện, thị trấn miền núi của tỉnh do có nhiều hạn chế về nhân lực, năng lực và kinh phí phục vụ cho công tác thu gom nên lượng CTR sinh hoạt trong các bệnh viện và CTR y tế nguy hại được thu gom với lượng khá nhỏ (30%), công tác xử lý CTR y tế chủ yếu là đốt và chôn lấp trong khuôn viên bệnh viện, một lượng nhỏ CTR y tế được thu gom vận chuyển đến bãi rác của huyện.

Với thực trạng thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn nêu trên, cùng với sự phát triển mạnh của các đô thị và khu công nghiệp, sơ sở sản xuất, đặc biệt là tại vùng ven biển, tỉnh Quảng Nam nói chung và tại các khu đô thị như Tam Kỳ, Hội An và các thị trấn thuộc các huyện Núi Thành, Đại lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình, Điện Bàn nói riêng, sẽ phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng do chất thải rắn gây ra. Cụ thể:

- Ô nhiễm môi trường đất, nước do một lượng rác thải lớn chưa được thu gom, để trôi nổi ngoài môi trường (khoảng 30 – 40%);

- Ô nhiễm môi trường do mùi hôi phát ra từ các bãi rác, hố rác;

- Bệnh dịch do ruồi, muỗi và các côn trùng khác từ các bãi rác, hố rác.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w