Đánh giá chung:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 59 - 61)

- Thủ tục hành chính trong hoạt động bảo vệ môi trường.

2.4.1.Đánh giá chung:

a. Kết quả đạt được:

Trong thời gian qua công tác QLNN về MT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ môi trường đã được nâng cao, hệ thống tổ chức quản lý môi trường từng bước được kiện toàn và hệ thống văn bản về môi trường ngày càng cụ thể hoá phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị đã gắn kết với công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động thẩm định, đánh giá tác động môi trường với các dự án đầu tư mới trên địa bàn góp phần tích cực, có biện pháp chủ động phòng ngừa, kiểm soát mức độ ô nhiễm môi trường.

Độ che phủ của rừng tăng, năm 2017 đạt 79,8%. Các biện pháp sử dụng cải tạo đất ngày càng được áp dụng rộng rãi.

Đề án xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2025 theo Quyết định số 1788/TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai trong toàn tỉnh, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về "Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải" đang triển khai tích cực. Tình trạng suy thoái môi trường đô thị và nông thôn đã được cải thiện hơn, nhiều tấm gương về trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng phòng hộ xuất hiện có tác dụng tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng.

Môi trường đầu tư theo hướng linh hoạt, nhanh nhạy, mở rộng quan hệ với các đối tác; phát huy tiềm năng, thế mạnh, tập trung vào những lĩnh vực

có lợi thế như: du lịch, dịch vụ; sản xuất VLXD, phát triển năng lượng; nuôi trồng, chế biến nông lâm thủy sản... Nhờ vậy, đã đạt nhiều kết quả, nhiều tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đã đến khảo sát, đầu tư. Đến nay, tỉnh Quảng Nam có 310 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký trên 120.000 tỷ đồng, trong đó có 69 dự án trong khu công nghiệp, khu kinh tế, với vốn đăng ký đầu tư trên 51.000 tỷ đồng. Có một số dự án trọng điểm phát triển kinh tế của địa phương như Công ty TNHH Ô tô Trường Hải, Khu du lịch Nam Hội An… . Công tác quản lý tài nguyên môi trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Hoạt động QLNN về môi trường là hoạt động đòi hỏi phải có sự phối hợp, kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực và để hoạt động một cách có hiệu quả đòi hỏi phải có sự thống nhất trong tổ chức hệ thống bộ máy cũng như cơ chế quản lý giữa các phòng, ban, ngành. Vì vậy hoạt động QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được tổ chức kết hợp theo ngành, theo lãnh thổ ở hầu hết các cấp từ cấp tỉnh đến các thành phố, thị xã, huyện, phường/xã và tổ dân phố, người dân.

b. Hạn chế, tồn tại:

- Việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường ở một số cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ còn chưa nghiêm túc. Chủ cơ sở chưa tích cực đầu tư kinh phí để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường ở đơn vị, cơ sở mình, một số cơ sở còn để tình trạng ô nhiễm kéo dài, giải quyết chưa dứt điểm.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp tuy đã có những chuyển biến nhưng nước thải vẫn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường, tập trung là các cơ sở chế biến thủy hải sản, cao su, bia rượu...

bộ phận dân cư chưa cao, một số điểm dân cư đô thị và nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường; chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom xử lý triệt để, còn xã thải ra môi trường. Các phong trào bảo vệ môi trường sau khi phát động chưa được duy trì thường xuyên. Một số điểm dân cư đô thị và nông thôn chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom, xử lý triệt để còn xả thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường không khí và môi trường nước.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành sự phối hợp còn thiếu đồng bộ. Hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước về môi trường cấp huyện hoạt động còn yếu, hiệu quả chưa được như mong muốn. Những dự án xây dựng bãi xử lý rác thải cấp huyện vẫn chưa được xây dựng theo đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường.

- Còn thiếu phương tiện, trang thiết bị cho công tác kiểm soát ô nhiễm và quan trắc môi trường. Đặc biệt là công tác kiểm tra sau khi các cơ sở/dự án đã được phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường còn hạn chế. Việc xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn nhiều khó khăn do thiếu chính sách, cơ chế khuyến khích hỗ trợ, hoặc có nhưng chưa phù hợp.

- Nhìn chung, môi trường ở tỉnh Quảng Nam chưa bị ô nhiễm trên diện rộng, nhưng có nơi, có lúc ô nhiễm môi trường đã xảy ra ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và sức khoẻ của nhân dân nhất là ở những vùng trọng điểm kinh tế, những nơi tập trung dân cư.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. (Trang 59 - 61)