Các acid hữu cơ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 26 - 28)

Các acid hữu cơ được sử dụng trong chăn nuôi với mục đích là chất bổ sung thường có chứa 1-7 nguyên tử carbon. Những acid này phân bố rộng rãi trong thực vật, động vật và còn được sản sinh trong quá trình lên men vi sinh vật. Những acid và muối của chúng thường được sử dụng như là chất bảo quản thực phẩm, chúng cũng có thể được sử dụng để acid hóa thức ăn. Lợn con do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành không sản xuất đủ lượng acid chlohydric (HCl) để giữ cho độ pH dạ dày ở một khoảng tối ưu 3,5. Tại pH này, khả năng tiêu hóa protein và số lượng các vi khuẩn có lợi

(Lactobacilli) được tối đa và vi khuẩn có hại bị ức chế. Vì vậy, acid hữu cơ thêm vào

thức ăn có thể có một tác động có lợi trong việc duy trì độ pH thấp (Blanchard và Wright, 2000). Một số phân tích về tác động của acid hữu cơ trong việc kích thích tăng trọng ở lợn con cai sữa cho thấy rằng các acid nói chung cải thiện được tăng trọng. Nhưng mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung các acid hữu cơ không có sự sai khác khi thay đổi thành phần của thức ăn. Acid fumaric thường giúp tăng trọng cao hơn acid formic hoặc acid citric ở lợn con trong khi acid formic đã cải thiện được tăng trọng ở lợn vỗ béo (Partanen và Mroz, 1999).

Cơ chế tác dụng của các acid hữu cơ, bao gồm sự ức chế các vi khuẩn không mong muốn, tăng tỷ lệ tiêu hóa protein và những thay đổi hình thái học trong đường ruột. Nó không tác động giống như kháng sinh, mà tác động bằng cách kiểm soát số lượng vi khuẩn trong đường ruột, đó là xu thế tác động có lợi của các acid hữu cơ (Roth và Kirchgessner, 1998). Acid fumaric có hiệu quả hơn HCl và kháng sinh tylosin trong việc làm giảm các quần thể vi khuẩn gây bệnh đường ruột của lợn con cai sữa khi so sánh với đối chứng (Gedek và ctv, 1992). Mặt khác, khi thêm 1% acid formic vào thức ăn làm giảm pH từ 6,2 xuống 4,5 nhưng không làm giảm tiêu chảy ở lợn cai sữa (Gabert và ctv, 1995). Jensen (1998) đã đưa ra kết luận từ nhiều thí nghiệm, không có ảnh hưởng của acid fumaric và acid formic đến pH đường ruột và hệ vi sinh vật đường ruột. Tuy nhiên, sử dụng lactic acid, đã làm giảm pH dạ dày và Coliform. Kết quả không phù hợp có thể là do sự đa dạng của thức ăn trong khẩu phần được sử dụng trong các thí nghiệm. Vi khuẩn đã phát triển khả năng kháng acid khi tiếp xúc với môi trường acid trong một thời gian dài. Chính vì vậy, cần chú ý việc bổ sung các loại acid hữu cơ vào thức ăn trong thời gian dài (Piva, 1998). Các dữ liệu gần đây chứng minh khi sử dụng formates làm giảm hệ số chuyển hóa thức ăn và thúc đẩy tăng trưởng ở lợn con (Overland và ctv, 2000; Roth và ctv, 1996), acid citric (Radcliffe và ctv, 1998), và acid formic (Siljander và ctv, 1998). Một số nhà nghiên cứu khác chứng minh các acid hữu cơ cũng giúp nâng cao tỷ lệ tiêu hóa và hấp thụ protein, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần (Kemme và ctv, 1999; Radcliffe và ctv, 1998; Roth và ctv, 1996). Các acid hữu cơ (như fumaric, formic, lactic) thường được thêm vào thức ăn chăn nuôi lợn ở nhiều nước châu Âu. Do lệnh cấm sử dụng kháng sinh của một số quốc gia đã làm giảm lượng kháng sinh được sử dụng, trong khi đó các chế phẩm sinh học thay thế ngày càng được sử dụng nhiều hơn để bổ sung vào thức ăn.

Việc bổ sung các acid hữu cơ đã làm giảm pH và giúp kiểm soát Salmonella và tác nhân gây bệnh đường ruột khác. Hai vấn đề có thể xảy ra khi sử dụng acid hữu cơ: (i) tính ngon miệng giảm, dẫn đến việc giảm ăn ở gia súc (Partanen và Mroz, 1999) và (ii) thức ăn có tính acid có thể ăn mòn vật dụng và cấu trúc thép của chuồng trại. Để giảm thiểu những hiện tượng này, việc bổ sung các acid hữu cơ vào thức ăn nên được đánh giá để xác định liều tối thiểu có hiệu quả để sử dụng (Best, 2000). Dạng muối của các acid hữu cơ, như formates và diformates không có tính ăn mòn và có thể được sử dụng

để cải thiện đáng kể tốc độ tăng trưởng hệ số chuyển hóa thức ăn ở lợn cai sữa (Overland và ctv, 2000; Paulicks và ctv, 2000; Roth và ctv, 1996). Một giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bổ sung acid hữu cơ, làm giảm thiệt hại do ăn mòn vật liệu chuồng nuôi là việc sử dụng một dạng phát tán chậm của các acid hữu cơ. Nó bao gồm phối hợp các acid hữu cơ với các acid béo và mono- và diglycerides hỗn hợp để tạo thành các dạng hạt nhỏ. Các thí nghiệm cho thấy rằng sử dụng các hạt nhỏ này, so với sử dụng các acid tự do, kết quả cho thấy lượng thức ăn ăn vào lớn hơn và tăng trưởng cao hơn (Cerchiari, 2000). Lên men có thể là một giải pháp ít tốn kém và hiệu quả tương đương với cách acid hóa khẩu phần. Khi thí nghiệm trên lợn cai sữa, cho ăn thức ăn lỏng trên cơ sở ngũ cốc nấu chín cộng với sữa được acid hóa với acid lactic (pH=4) hoặc lên men với Pediococcus acidilactici. Hai giải pháp này có giá trị tương đương trong việc giúp kích thích tăng trọng và chuyển hóa thức ăn (Geary và ctv, 1999).

Hàng triệu tấn chất thải, sản phẩm của các ngành công nghiệp thực phẩm, có chứa đường và tinh bột, đã được tái chế thành thức ăn cho lợn ở châu Âu. Những sản phẩm này, bao gồm tinh bột lúa mì, sữa pho mát, và vỏ khoai tây, chúng dễ dàng lên men để đạt độ pH từ 3,5-4,4. Cho lợn con ăn thức ăn có chứa các sản phẩm lên men này làm tăng trọng nhanh và cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn (Scholten và ctv, 1999). Trong thức ăn lên men lỏng có rất nhiều nấm men, tỷ lệ cao các vi khuẩn sinh acid lactic đã được sử dụng vào mục đích cải thiện tăng trưởng ở lợn (Jensen, 1998).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w