Khi bổ sung than và giấm gỗ đã có tác dụng tốt để phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con giai đoạn tập ăn đến cai sữa, vì tỷ lệ tiêu chảy ở lô thí nghiệm là 4,60% thấp hơn ở lô đối chứng là 16,67%. Thời gian điều trị bằng than và giấm gỗ (1,28 ngày/ con) ngắn hơn điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường (1,67 ngày/con). Sau khi sử dụng than và giấm gỗ để bổ sung vào thức ăn cho lợn con giai đoạn tập ăn đến cai sữa, thì có 53,33% số hộ trả lời là bệnh ít xảy ra hơn trước; 33,33% cho là hầu như bệnh không xảy ra và 13,33% cho rằng bệnh không xảy ra nữa. Đa số hộ đã sử dụng than và giấm gỗ cho là sản phẩm này dễ sử dụng hơn một số loại thuốc thú y khác và 86,67% hộ đã sử dụng cho là than và giấm gỗ tốt hơn các loại thuốc khác. Có tới 93,33% hộ đã sử dụng có nhu cầu dùng tiếp sản phẩm này.
Các liều than và giấm gỗ được sử dụng trong thí nghiệm đều có tác dụng tốt trong việc làm giảm tỷ lệ (%) ngày con tiêu chảy. Trong đó các liều 0,1%, 0,2% giấm gỗ; 0,6%, 0,8% than và 0,2% giấm gỗ + 0,8% than có tác dụng tốt trong việc làm giảm tỷ lệ (%) ngày con tiêu chảy của lợn giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng.
Việc bổ sung than của và giấm gỗ vào thức ăn đã có tác dụng tốt làm giảm phát xạ khí NH3 trong phân lợn. Nồng độ NH3 giảm đáng kể khi bổ sung vào thức ăn liều 0,1%, 0,2% giấm gỗ; 0,6%, 0,8%, 1% than và 0,2% giấm gỗ + 0,8% than.
Ngoài ra khi bổ sung than và giấm gỗ cũng đã có tác dụng làm giảm nồng độ H2S trong chuồng nuôi lợn. Trong đó nên sử dụng các liều 0,3% giấm; 0,6%, 0,8% và 0,2% giấm gỗ + 0,8% than bổ sung vào thức ăn nhằm mục đích giảm phát hải khí H2S trong phân lợn.
ĐỀ NGHỊ
Than và giấm gỗ là những chế phẩm mới, ở nghiên cứu này đã thể hiện những ưu thế trong việc phòng bệnh tiêu chảy trên lợn và giảm phát thải khí H2S và NH3. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề chứa được giải thích một cách thấu đáo. Chính vì vậy, cần có thêm những thí nghiệm tiếp theo làm sáng tỏ cơ chế tác dụng cũng như mở rộng hướng ứng dụng của chế phẩm này.
Trong nghiên cứu này mới chỉ đánh giá được một số liều than và giấm gỗ vào mục đích phòng và trị tiêu chảy trên lợn cũng như giảm phát thải khí NH3 và khí H2S. Vì
vậy, cần mở rộng nghiên cứu trên quy mô lớn và sử dụng ở nhiều liều khác nhau và các biện pháp khác ngoài việc bổ sung vào thức ăn thì mới có thể đánh giá toàn diện ưu thế của sản phẩm này.
Cần có các giải pháp phổ biến rộng rãi cho người dân sử dụng sản phẩm này vào việc cải thiện năng xuất chăn nuôi, cải thiện môi trường chăn nuôi và nhiều mục đích khác.