Than và tác dụng của than

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 32 - 33)

Than được biết đến như một chất hấp phụ vì nó có thể liên kết với nhiều loại phân tử (Chandy và Sharma, 1998). Than đã được chứng minh là rất hữu dụng cho việc loại bỏ các vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn, cả trong điều kiện in vivo và in vitro (Drucker

và ctv, 1977; Du và ctv, 1987). Naka và ctv (2001) đã chứng minh than có thể loại bỏ các độc tố của vi khuẩn E. coli. Tác giả đã sử dụng 10mg than để thử nghiệm khả năng hấp phụ vi khuẩn E. coli (O157:H7). Kết quả cho thấy trong vòng 5 phút toàn bộ vi khuẩn đã bị hấp phụ lên bề mặt của than. Ngoài ra, các độc tố của vi khuẩn này sản xuất ra cũng đã bị hấp phụ bởi than trong môi trường. Tác giả cũng đã thử nghiệm trên

môi trường nuôi cấy các vi khuẩn Enterococcus faecium, Bifidobacterium

thermophilum, và Lactobacillus acidophilus kết quả thu được cũng tương tự với thử

nghiệm trên vi khuẩn E. coli.

Than ngoài xử lý nước nó là nhiên liệu nấu ăn ưa thích cho đa số hộ nông dân vì nó cháy lâu hơn, nóng hơn và tạo ra ít khói. Bột than có thể làm thức ăn cho gia súc như là một phụ gia, với tỷ lệ 1-2% (theo khối lượng). Than khi thêm vào nước uống của gia súc giúp làm giảm 50% mùi hôi phát tán từ phân (Kwang, 2002). Bột than có khả năng hấp phụ mùi từ chất thải trong chuồng nuôi động vật. Ngoài ra, các cấu trúc than sau khi đốt ở 3000C trong điều kiện hiếu khí có khả năng hấp phụ mạnh các khí NH3 (Honma, 2000). Một lượng nhỏ than thêm vào thức ăn cũng có lợi cho sức khỏe động vật. Với gia súc, nó làm tăng sản xuất sữa và giúp ngăn ngừa bệnh viêm vú. Với lợn và gà mái đẻ, nó làm giảm tỷ lệ tử vong, giảm mùi khó chịu của chất thải chăn nuôi lợn, cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn và tốc độ sinh trưởng. Hơn nữa, than có thể được sử dụng theo những cách khác để cải thiện vệ sinh môi trường chăn nuôi, như pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:20 và rải xung quanh nhà kho ở mức 1 lít/100 m2, hoặc các mảnh than có thể được treo lên trên tường trong các gói nhỏ làm bằng lưới để làm giảm mùi trong chuồng nuôi (Kwang, 2002).

Ngoài ra, than được nghiền thành bột và sử dụng như một chất phụ gia trợ giúp cho đường tiêu hóa. Than nghiền nhỏ được sử dụng để điều trị viêm dạ dày và ruột, cũng như ngăn cản sự hấp thu của chất độc qua đường ruột. Ogawa và ctv (1983) bắt đầu nghiên cứu về việc sử dụng than trong nông nghiệp và lâm nghiệp vào năm 1980 và báo cáo tác dụng của than trên đậu tương và cây thông năm 1983. Tại Thái Lan, Oka và Rungrattanakasin (1993) đã nghiên cứu ảnh hưởng của than trấu đến năng suất, tăng trưởng và tỷ lệ cố định đạm của đậu nành trồng trong đất cát cằn cỗi. Kết quả cho thấy sinh khối rễ, năng suất đậu tương và tỷ lệ cố định đạm trong đất tăng lên đáng kể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w