Tình hình nghiên cứu phát xạ khí NH3và H2S từ chăn nuô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 47 - 49)

Mùi trong phân là một hỗn hợp phức tạp của VFA, rượu, các hợp chất thơm, amide (bao gồm cả NH3), và khí sulfur (O'Neill và Phillips, 1992; Hartung và Phillips, 1994) được sinh ra trong qua trình tiêu hóa và lưu trữ phân. Vi sinh vật tăng sản xuất các hợp chất có mùi trong quá trình lên men kỵ khí không hoàn toàn các hợp chất dư thừa trong phân gia súc (Mackie và ctv, 1998). Hợp chất có nhân thơm và VFA liên quan chặt chẽ với mùi trong chồng nuôi lợn (Zahn và ctv, 1997; Powers, 1999). Vi sinh vật có thể sử dụng nhiều chất có tiềm năng, bao gồm tinh bột, protein, lipid, và polysaccharides phi tinh bột (NSP), để sản xuất các hợp chất có mùi (Mackie và ctv, 1998; Zhu và ctv, 1999 ). Trong phân gia súc, tinh bột được vi sinh vật sử dụng trước hết ngay cả khi các chất khác vẫn có sẵn (Miller và Varel, 2002).

Tăng cường sản xuất chăn nuôi trong những thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng phát thải chất gây ô nhiễm không khí (Curtis và Drummond, 1982; Feddes và Liesko, 1993). Các chất gây ô nhiễm trong chuồng nuôi gia súc bao gồm các bụi hữu cơ và vô cơ, vi sinh vật cũng như các chất khí (Whyte, 1993; Wathes và ctv, 1997). Các chất khí gây ô nhiễm được tìm thấy trong chuồng nuôi có nguồn gốc từ sự phân hủy của phân. Như vậy, nồng độ của các khí này tồn tại trong chuồng nuôi phụ thuộc vào độ thông gió, hiệu quả sử dụng thức ăn, tốc độ sinh trưởng, cũng như mật độ và chuyển động của động vật (Wathes và ctv, 1983). Hơn 100 hợp chất khí đã được tìm thấy trong không khí chuồng nuôi ở các nước thuộc khu vực ôn đới bao gồm NH3, CO, SO, H2S, NO và khí CH4 và một số chất khí khác (Hartung, 1988).

Bhambhani và Singh (1991) nghiên cứu trên 16 người khỏe mạnh khi tiếp xúc với H2S nồng độ 5 ppm (7 mg/m3) trong một thời gian ngắn. Sau khi tiếp xúc họ đã thể hiện suy giảm lactate và oxy trong máu. Đồng thời tác giả này cũng báo cáo khi cho 42 cá nhân với tiếp xúc với H2S ở nồng độ 2,5-5 ppm (3,5-7 mg/m3) gây ho và kích thích cổ họng sau 15 phút. Trong một nghiên cứu khác, mười người tình nguyện được tiếp xúc với H2S nồng độ 2ppm trong 30 phút và sau đó được kiểm tra chức năng phổi (Jappinen và ctv, 1990). Tất cả các đối tượng sau khi tiếp xúc đã trả lời rằng mùi "rất

khó chịu" nhưng "nhanh chóng trở nên quen với nó." Ba người khác nói rằng bị nhức đầu sau khi tiếp xúc. Kilburn (1995) điều tra những người tiếp xúc thường xuyên với các khí sulfur, bao gồm cả H2S, kết quả cho thấy họ có những rối loạn chức năng ở cơ quan thần kinh. Nghiên cứu trên 13 công nhân và 22 người sống gần nhà máy lọc dầu, phản ảnh có triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, nôn, trầm cảm, chảy máu cam và khó thở. Các tác giả kết luận rằng bệnh lý thần kinh bất thường có liên quan đến việc tiếp xúc với khí có chứa lưu huỳnh bao gồm cả H2S.

Khí H2S là một trong các chất khí ô nhiễm chính phát ra từ các cơ sở chăn nuôi. Nồng độ khí H2S thường rất thấp trong các trang trại chăn nuôi so với các loại khí khác như CO2 và NH3. Nồng độ phổ biến dao động từ 18 đến 1100 ppb (Muehling, 1970; Heber và ctv, 1997; Ni và ctv, 1999). Nồng độ khí H2S cao là nguyên nhân gây gộ độc con người và động vật. Khi con người tiếp xúc với khí H2S ở nồng độ 50 ppm đã có thể gây chóng mặt, kích thích đường hô hấp, buồn nôn, và đau đầu. Khi tiếp xúc với khí H2S ở nồng độ 300ppm đã có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người và động vật. Khi con người hay gia súc ở trong điều kiện môi trường có nồng độ khí H2S bằng hoặc vượt quá 1.000ppm có thể dẫn đến tử vong do liệt hô hấp (Field, 1980). Khí H2S phát tán từ các cơ sở chăn nuôi đã được báo cáo là có thể gây tổn thương nhiêu cơ quan và dẫn đến tử vong ở người và gia súc (Field, 1980; Osbern và Crapo, 1981; Hagley và South, 1983; Anonymous, 1996). Nồng độ cao của khí H2S trong các trang trại chăn nuôi lợn chỉ xuất hiện khi các hố phân được khuấy đảo, bơm ra từ nơi dự trữ hoặc trong điều kiện thiếu sự thông thoáng (Patni và Clarke, 1991).

Chương II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

Nội dụng 1: Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ đến tiêu chảy

của lợn con giai đoạn tập ăn đến cai sữa trong điều kiện nông hộ.

Nội dung 2:

1) Đánh giá ảnh hưởng của than và giấm gỗ đến tiêu chảy của lợn giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng trong điều kiện của cơ sở nghiên cứu.

2) Đánh giá mức độ phát xạ khí NH3 và H2S khi bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn cho lợn giai đoạn cai sữa đến xuất chuồng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w