Hiệu quả phòng tiêu chảy ở lợn con của than và giấm gỗ khi bổ sung vào thức ăn, trong điều kiện nông hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 56 - 58)

ăn, trong điều kiện nông hộ

Chỉ tiêu

Có bổ sung than và giấm gỗ

Không bổ sung than và giấm gỗ

Tỷ lệ bị lần 1 (%) 4,60a 16,67b

Tỷ lệ bị lần 2 (%) 0,00 11,11

Tỷ lệ bị lần 3 (%) 0,00 1,39

Số ngày điều trị lần 1 (ngày/con) 1,28 1,67 Số ngày điều trị lần 2 (ngày/con) 0,00 1,25 Số ngày điều trị lần 3 (ngày/con) 0,00 2,00

Qua bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ tiêu chảy ở lô đối chứng là 16,67% cao hơn ở lô thí nghiệm (4,60%). Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê ở mức p<0,05. Ngoài ra, tỷ lệ tiêu chảy lần 2 ở lô thí nghiệm không có nhưng tỷ lệ tiêu chảy lần 2 ở lô đối chứng là tương đối cao (11,11%) và ở lần ba là 1,39%. Kết quả về tỷ lệ tiêu chảy ở cả hai lô thấp hơn so với kết quả khảo sát tỷ lệ tiêu chảy trên lợn của Thái Quốc Hiếu (2002) 36,20%; Lê Hữu Nghị và Phan Vũ Hải (2001) khi nghiên cứu trên lợn 1-21 ngày tuổi tại Hà tĩnh cho biết tỷ lệ tiêu chảy là 37,69%. Theo Trương Thị Quỳnh Như (2009) khi sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) để phòng tiêu chảy cho lợn con. Kết quả tỷ lệ (%) ngày con tiêu chảy giảm từ 10,95 (%) ngày con (lô đối chứng) xuống 7,62 (%) ngày con (lô sử dụng 0,4% chế phẩm trộn vào thức ăn). Như vậy, khi sử dụng hỗn hợp than và giấm gỗ để phòng bệnh cho lợn con giai đoạn tập ăn đã giúp làm giảm tỷ lệ tiêu chảy so với lô không sử dụng than và giấm gỗ bổ sung vào thức ăn. Tuy nhiên, thời gian điều trị bằng than và giấm gỗ cũng chỉ tương đương với thời gian điều trị bằng các loại kháng sinh thông thường. Khi xem xét thời gian điều trị trung bình/con cho thấy ở lô thí nghiệm thời gian điều trị trung bình/con là 1,28 ngày/con; trong khi đó ở lô đối chứng thời gian này là 1,67 ngày/con ở lần một, ở lần hai là 1,25 ngày/con và ở lần ba là 2,00 ngày/con. Johansen và ctv (2007) sử dụng 2 hỗn hợp (1) 1% acid lactic, 1% acid formic và 0,5% acid benzoic; (2) 1% acid lactic, 1% acid formic, 0,5% acid benzoic và 2,5ppm kẽm để bổ sung vào thức ăn với mục đích phòng bệnh cho lợn con giai đoạn theo mẹ và giai đoạn sau cai sữa. Kết quả cho thấy khi sử dụng hỗn hợp

1 thì tỷ lệ tiêu chảy ở giai đoạn theo mẹ là 5,7%; ở giai đoạn sau cai sữa là 1,2%. Khi sử dụng hỗn hợp 2 thì tỷ lệ tiêu chảy tương ứng theo hai giai đoạn là 0,6% và 0,3%. Điều này cho thấy, các acid hữu cơ có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa của lợn giai đoạn trước và sau cai sữa. Trong khi than là một chất hấp phụ tốt đối với những vi khuẩn gây bệnh và độc tố của chúng thì giấm gỗ có vai trò làm giảm pH của dạ dày giúp tăng cường khả năng tiêu hóa đặc biệt là tiêu hóa protein. Ngoài ra, các acid hữu cơ trong giấm gỗ cũng có tác dụng ức chế những vi khuẩn gây bệnh kích thích sự phát triển của những vi khuẩn có lợi. Chính vì vậy, than và giấm gỗ có tác dụng tốt trong phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con giai đoạn từ tập ăn đến cai sữa.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w