Kết quả xác định nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn giai đoạn sau 30kg

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 67 - 71)

Kết quả đo khí H2S ở giai đoạn 2 của thí nghiệm được trình bày ở biểu đồ 3.4. từ kết quả trên cho thấy, nồng độ khí H2S trung bình đo được cao nhất ở lô đối chứng (2,81ppm) và thấp nhất ở lô 0,8% than (0,98ppm). Nồng độ khí H2S có xu hướng giảm xuống khi tăng nồng độ giấm bổ sung trong thức ăn cho lợn giai đoạn sau 30kg. Giá trị trung bình của nồng độ khí đo được ở các lô thí nghiệm đều có xu hướng thấp hơn lô đối chứng nhưng không có ý nghĩa thông kê (p>0,05). Ở lô sử dụng chung (0,2% giấm + 0,8% than) thì nồng độ khí H2S trung bình đo được (1,40ppm) thấp hơn ở lô đối chứng (2,82ppm), lô 0,2% giấm (1,96ppm) và cao hơn lô 0,8% than (0,98ppm). Điều

này cho thấy đã có sự tương tác giữa việc sử dụng than và giấm gỗ bổ sung vào thức ăn với mục đích giảm nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn.

Đồ thị 3.4: Nồng độ khí H2S phát xạ từ phận lợn giai đoạn sau 30kg

*Ghi chú: Các giá trị sai khác không có ý nghĩa thông kê ở mức p>0,05 khi có ít nhất một ký hiệu mũ là giống nhau

Nguyễn Quang Tuyến và ctv (2009) cũng đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn và giảm thiểu ô nhiểm môi trường. Kết quả cho thấy hàm lượng khí H2S ở lô thí nghiệm là 29,33 mg/m3 trong khi ở lô đối chứng lên tới 72,0 mg/m3. Như vậy, bổ sung chế phẩm EM vào thức ăn chăn nuôi lợn đã làm giảm lượng khí H2S trong chuồng nuôi xuống 2,41 lần so với lô đối chứng. So với nghiên cứu bổ sung giấm gỗ vào thức ăn thì lượng khí H2S giảm được nhiều hơn, giảm từ 1,46 lần (lô 0,1%G) đến 8,75 lần (lô 0,3%G) so với lô đối chứng ở giai đoạn lợn trước 30kg và từ

1,25 lần (lô 0,1% giấm) đến 1,6 lần (lô 0,3% giấm) so với lô đối chứng ở giai đoạn lợn trên 30kg.

Các kết quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình và ctv (2006) và Nguyễn Đức Trọng và ctv (2005) cũng cho thấy sự ô nhiễm các khí độc trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm là rất đáng quan tâm. Hàm lượng các chất độc cao hơn 3-10 lần tiêu chuẩn cho phép đã trực tiếp làm gia tăng nhiều bệnh ở cộng đồng đặc biệt là bệnh đường hô hấp (30%- 70%). Chính vì vậy, việc giảm thiểu phát xạ mùi trong chuồng nuôi là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người chăn nuôi nói riêng và cộng đồng nói chung. Kim và ctv (2008) khi nghiên cứu nồng độ khí H2S trong chuồng nuôi lợn ở Hàn Quốc và các nước khác. Kết quả nồng độ khí H2S đo được trong chuồng nuôi lợn dao động trong khoảng từ 0,8 đến 21,4 ppm trung bình là 7,5 ppm. Cũng theo tác giả thì với một con lợn 75 kg trong 1 giờ sẽ thải ra 250,1 mg khí H2S; nếu tính trên đơn vị diện tích chuồng nuôi thì sẽ có 336,3 mg khí H2S được giải phóng trên diện tích 1m2 trong 1 giờ. Khi lợn được nuôi trong điều kiện chuồng nuôi có hệ thống hầm xử lý chất thải thì hàm lượng khí H2S phát thải thấp hơn rất nhiều so với lợn được nuôi trong chuồng không có hệ thống hầm xử lý chất thải. Okoli (2004) khi đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trong chuông nuôi gà đã đo được nồng độ các chất khí CO, CH4, H2S, SO2 và NH4 tương ứng là 3,11; 1,93; 1,53; 0,09 và 0,14 ppm. Có sự khác nhau rất lớn về nồng độ khí H2S đo được trong chuồng nuôi gà ở các vị trí đo khác nhau.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn, tính chất của các loại thức ăn trong khẩu phần, sự cân bằng các acid amin đặc biệt là các acid amin có chứa lưu huỳnh, thành phần và số lượng các vi sinh vật trong đường tiêu hóa, chất bổ sung, nhiệt độ, ẩm độ môi trường,…. Chính vì vậy, ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng của lợn đến nồng độ khí H2S trong phân lợn được đã được đánh giá. Kết qủa cho thấy không có sự sai khác thống kê về nồng độ khí H2S trong phân giữa hai giai đoạn sinh trưởng của lợn ở tất cả các nghiệm thức (p>0,05). Điều này cho thấy nồng độ khí H2S trong phân lợn giảm ở các lô thí nghiệm so với lô đối chứng là do ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn. Từ kết quả trên cũng cho thấy nồng độ khí H2S trung bình đo đươc ở các lô có sử dụng than thấp hơn rất nhiều so với lô đối chứng và những lô có sử dụng giấm gỗ. Theo Ying và ctv (2004) thì than hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt đối với khí H2S trong chất thải. Khi sử dung than hoạt

tính trong hệ thống xử lý chất thải nó có thể loại bỏ 98% lượng khí H2S sinh ra từ chất thải của lợn. Trong nghiên cứu của chúng tôi, nếu bổ sung than vào trong khẩu phân ăn cho lợn đã giúp làm giảm nồng độ khí H2S từ 4,86 lần (lô 0,6% than) đến 8,75 lần (lô 1% than) ở giai đoạn 1 và từ 2,07 lần (lô 1% than) đến 2,87 lần (lô 0,8% than) ở giai đoạn 2.

Theo Lê Đình Phùng (2008) thì do hàm lượng protein trong khẩu phần dư thừa dẫn đến hàm lượng này không hấp thu hết ở ruột non, quá trình chuyển hóa ở ruột già và chuyển hóa vi sinh vật trong phân tạo ra mùi trong phân. Mặt khác, theo nghiên cứu của Samanya (2001) thì việc bổ sung than vào khẩu phần ăn của gà với hàm lượng thích hợp sẽ làm cho mật độ, số lượng và diện tích lông nhung ruột non tăng lên, đây cũng có thể là nguyên nhân làm cho khả năng hấp thu protein tăng lên, dư thừa protein ở ruột già và thải ra ở phân không đáng kể. Như vậy phát xạ khí từ phân sẽ giảm đáng kể. Trong giai đoạn 1, lợn lúc đó còn nhỏ, tế bào ruột chưa hoàn chỉnh, khi bổ sung than vào khẩu phần có tác dụng làm ổn định đường ruột nên khả năng hấp thu protein tốt hơn so với lô đối chứng. Hơn nữa, than có tính chất hấp phụ mạnh, trong quá trình tiêu hóa than không bị phân hủy bởi các enzym của đường tiêu hóa, cũng không bị hấp thu vào cơ thể. Do đó khi thải ra ở phân khả năng hấp phụ khí vẫn tiếp tục được thực hiện. Đó cũng có thể là một nguyên nhân làm cho phát thải khí giảm. Theo Đỗ Thị Thanh Vân (2006) thì than có tính chất hấp phụ các hợp chất như phenol, alkaloit, salicylate và hình thành hợp chất với phenolic, mà các hợp chất này quan trọng, liên quan đến phát xạ mùi từ phân. Khi than đã hấp phụ các hợp chất này thì lượng khí phát xạ từ phân sẽ giảm.

Li và ctv (2011) đã đánh giá ảnh hưởng của việc kiểm soát khẩu phân ăn cho lợn đến mức độ phát thải các khí H2S. Kết quả cho thấy, với khẩu phần chứa ngô và đậu tương (khẩu phần cơ sở) kết hợp với kiểm soát lượng ăn vào thì hàm lượng khí H2S phát thải là 354,62 mg/ngày; với khẩu phần cơ sở và được bổ sung thêm các khoáng vô cơ thì hàm lượng khí H2S phát thải là 462,26 mg/ngày và với khẩu phẩn cơ sở được bổ sung thêm khoáng hữu cơ thì hàm lượng khí H2S phát thải là 323,10 mg/ngày.

Như vậy có rất nhiều giải pháp khác nhau để kiểm soát hàm lượng khí H2S phát thải từ chăn nuôi lợn. Than và giấm gỗ cũng là giải pháp hữu hiệu. Than và giấm gỗ

không chỉ làm giảm mức độ phát thải các chất khí gây ô nhiễm môi trường H2S và NH3, mà còn giúp làm giảm tỷ lệ tiêu chảy ở lợn. Chính vì vây, việc mở rộng quy mô sản xuất và ứng dụng sản phẩm này vào thực tiễn là việc làm cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w