Phương pháp lấy mẫu và đo nồng độ khí NH3và H2S

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 54 - 56)

Mẫu phân được lấy tại hai thời điểm 45, 46, 47, 48, 49 ngày sau khi bắt đầu cho ăn khẩu phần giai đoạn 1 và 45, 46, 47, 48, 49 ngày sau khi lợn ăn khẩu phần của giai đoạn 2. Mẫu phân được thu ngay sau khi lợn đi ra (phân mới) cho vào lọ (lọ được đục một lỗ tạo điều kiện hiếu khí) (hình 2.1), mẫu được đo nồng độ khí NH3 và H2S tại thời điểm 4h sau lấy mẫu.

Hình 2.2: Kít đo khí NH3, H2S Nồng độ NH3 và H2S được đo bằng kít KITAGAWA-AP.20 (hình 2.2). Kít này được sản xuất bởi công ty KITAGAWA, Nhật Bản. Khi sử dụng kít KITAGAWA- AP.20 có thể đo được nồng độ khí NH3 trong giới hạn từ 0,5-100ppm, nếu sử dụng kít này có thể đo nồng độ khí H2S trong giới hạn từ 0,1-12ppm.

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thí nghiệm của các chỉ tiêu nồng độ khí được xử lý sơ bộ bằng Microsoft Excel và phân tích thống kê theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm SPSS 15.0. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị trung bình ± sai số của số trung bình (SEM). Tukey test được sử dụng để so sánh giá trị

trung bình với độ tin cậy 95%. Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa thống kê khi p  0,05. Số liệu được phân tích thống kê theo mô hình sau

Yijk = µ + i + βj+ iβj + eijk Trong đó:

Yijk là giá trị biến phụ thuộc (nồng độ NH3, H2S) µ là trung bình của tổng thể

i là ảnh hưởng của liều i

Βj là ảnh hưởng của thời điểm giai đoạn j

iβj là tương tác giữa liều và giai đoạn thí nghiệm eijk là ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên.

Số liệu của chỉ tiêu tỷ lệ tiêu chảy được trình bày trong các bảng số liệu là giá trị (% ngày/con). Sử dụng hàm 2 để so sánh tỷ lệ tiêu chảy giữa các nghiệm thức với độ tin cậy 95%. Các tỷ lệ tiêu chảy được coi là sai khác có ý nghĩa thống kê khi p0,05.

Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w