Kết quả xác định nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn giai đoạn trước 30kg

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 66 - 67)

Đồ thị 3.3: Nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn giai đoạn trươc 30kg

*Ghi chú: Các giá trị sai khác không có ý nghĩa thông kê ở mức p>0,05 khi có ít nhất một ký hiệu mũ là giống nhau

Nồng độ H2S được đo sau 4h lấy mẫu kết quả được thể hiện trên đồ thị 3.3. Từ đồ thị 3.3. cho thấy nồng độ khí H2S trung bình đo được ở lô đối chứng là cao nhất (3,50ppm) tiếp theo là ở các lô 0,1% giấm và 0,2 % giấm giá trị trung bình tương ứng 2,40 và 2,02ppm, nồng độ khí H2S trung bình thấp nhất đo được ở lô 0,3% giấm và 0,6 % than là 0,40ppm. Khi so sánh gữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng cho thấy nồng độ H2S trung bình đo được ở lô 0,1% và 0,2% tuy thấp hơn lô đối chứng những sự sai khác này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Trong khi đó các lô thí nghiệm còn lại thấp hơn lô đối chứng có ý nghĩa thông kê ở mức p<0,05. Kết quả cũng cho thấy khi tăng liều giấm trong thức ăn thì nồng độ khí H2S có xu hướng giảm xuống và

khi tăng hàm lượng than trong thức ăn thì nồng độ khí H2S có xu hướng tăng lên. Ở lô bổ sung (0,2% giấm + 0,8% than) thì nồng độ khí H2S trung bình đo được thấp hơn so với lô đối chứng đồng thời cũng thấp hơn 2 lô 0,2% giấm và lô 0,8% than. Điều này cho thấy kết hợp than (0,8%) và giấm (0,2%) có khả năng làm giảm nồng độ khí H2S phát xạ từ phân lợn. Từ kết quả này cho thấy khi bổ sung than và giấm gỗ vào khẩu phần cho lợn đã góp phần làm giảm nồng độ H2S phát xạ trong phân lợn.

Flaoyen và Wilkin (1990) sử dụng chế phẩm Micro-Aid và De-Odorace bổ sung vào thức ăn với hàm lượng 125ppm đã làm phát xạ khí H2S trong phân giảm từ 23,68- 36,84%. Phạm Sỹ Tiệp và ctv (2008) bổ sung chế phẩm có nguồn gốc thảo dược vào khẩu phần ăn của lợn làm giảm phát xạ khí H2S trong chuồng nuôi từ 51,22% đến 56,10%. Phùng Thị Vân và ctv (2003) xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kết quả đã giảm được 28,9% lượng khí H2S trong chuồng nuôi lợn. Nguyễn Duy Hoan và Trần Thị Kim Anh (2001) sử dụng chế phẩm EM hỗ trợ cải thiện môi trường và gia tăng hiệu quả cho các trại chăn nuôi gà tập trung. Kết quả khi sử dụng chế phẩm EM đã giúp làm giảm 33% lượng khí H2S phát xạ từ phân gà Tam Hoàng, giảm được 29% lượng khí H2S phát xạ từ phân gà ác. Khi sử dụng chế phẩm Bioplus 2B@ (thành phần gồm có 3,2x 109 vi khuẩn B. subtilis,

B. licheniformis và 98% sữa bột tách bỏ bơ) không có ảnh hưởng đến nồng độ khí H2S trong chất thải của lợn giai đoạn sinh trưởng, vì không có sự sai khác giữa nồng độ khí ở các lô thi nghiệm với nồng độ khí đo ở lô đối chứng. Ngoài ra nồng độ khí H2S còn có xu hướng tăng lên sau 24h đến 120h (Wang và ctv, 2008).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN“Ảnh hưởng của việc bổ sung than và giấm gỗ vào thức ăn đến tiêu chảy của lợn vàphát xạ khí ammonia và sulfur hydrogen từ phân lợn” (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w